Để bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, Luật Cạnh tranh luôn chú trọng tới việc ngăn chặn, xử lý các hành vi có khả năng làm gây ảnh hưởng đến việc cạnh tranh không lành mạnh thông qua các quy định cấm và chế tài xử lý. Một số thỏa thuận cạnh tranh bị cấm, vậy những thỏa thuận này có được hưởng miễn trừ không?
- Điều kiện miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
Tại điều 14, Luật Cạnh tranh 2018 đã nêu rõ các điều kiện miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong những điều kiện sau:
– Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
– Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thì trường quốc tế;
– Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
– Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố giá.
Đáp ứng một trong những điều kiện trên được miễn trừ có thời hạn.
- Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm;
– Đơn theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
– Dự thảo nội dung thỏa thuận giữa các bên;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; bản sao điều lệ của hiệp hội ngành, nghề đối với trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh do bị cấm có sự tham gia của hiệp hội ngành, nghề;
– Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật.
– Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng quy định tại khoản 1, điều 14 kèm theo chứng cứ để chứng minh;
– Văn bản ủy quyền của các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cho bên đại diện (nếu có).
Trên đây các loại giấy tờ, hồ sơ cần có để nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
- Thẩm quyền ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
Theo khoản 1, điều 20, Luật Cạnh tranh 2018, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan ra quyết định chấp thuận hoặc quyết định không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018. Trường hợp không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ thì phải nêu rõ lý do.
Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ là 60 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ. Đối với các vụ việc phức tạp thời hạn không quá 30 ngày (quy định khoản 2). Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày hết thời hạn ra quyết định.
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16 RiverGate Residence, số 151 – 155 đường Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. HCM
Facebook: https://www.facebook.com/luatsuthuongmai
Hotline: 0903 217 988
Email: contact@luatthienthanh.vn