Trong thời đại số hiện nay, Youtube không còn là khái niệm xa lạ đối với nhiều người. Không chỉ số lượt người xem nghe tăng lên mà số lượng người sử dụng Youtube để kiếm tiền cũng gia tăng càng nhiều. Mỗi ngày có hàng triệu tác phẩm mới trên nền tảng này ra đời. Và việc sáng tạo nội dung trên nền tảng này ngày càng được coi trọng, có thể gọi đây là một nghề tạo ra nguồn thu nhập.
Nhà quản lý Youtube cũng đề ra những tiêu chí nhất định để quản lý các tác phẩm xuất hiện trên nền tảng nhưng không phải vì thế mà tất cả các sản phẩm được bảo vệ an toàn. Chủ sở hữu, các nhà sáng tạo nội dung nên tự bảo vệ tác phẩm của mình tránh khỏi sự xâm phạm.
1.Những loại hình tác phẩm được Youtube cấp phép đăng tải trên nền tảng:
Bản ghi âm, ghi hình; cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được nhà sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân được nhà sản xuất cho phép phân phối đến công chúng; Các chương trình phát sóng được tổ chức phát sóng hoặc tổ chức hay cá nhân được tổ chức phát sóng cho phép phân phối đến công chúng.
2.Tác phẩm như thế nào thì được bảo vệ bản quyền trên youtube:
– Có tính sáng tạo: các tác phẩm là sản phẩm lao động trí tuệ của con người và tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả;
– Phải được thể hiện dưới một dạng hình thức vật chất nhất định;
– Phải bảo đảm tính nguyên gốc: Tức là sản phẩm được sáng tạo một cách độc lập mà không sao chép từ tác phẩm của người khác;
– Phù hợp với đạo đức xã hội.
3.Cách đăng ký bản quyền trên Youtube
3.1 Hồ sơ chuẩn bị
- Tờ khai đăng ký bản quyền youtube (Phải được viết bằng tiếng Việt, do chính tác giả hay chủ sở hữu hay người được ủy quyền ký tên và ghi đầy đủ thông tin cá nhân.);
- Giấy cam đoan của tác giả đối với tác phẩm ghi hình;
- 02 đĩa DVD chưa nội dung video cần đăng ký;
- Văn bản đồng ý của đồng tác giả, nếu có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;
- Giấy tờ cá nhân của tác giả: CMTND/hộ chiếu/căn cước;
- Giấy đăng ký kinh doanh của bên sở hữu (nếu tổ chức là chủ sở hữu);
- Hợp đồng giữa tác giả và chủ sở hữu (nếu có);
- Giấy uỷ quyền, nếu ủy quyền cho người khác nộp đơn đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (nếu có).
Hồ sơ chuẩn bị các tài liệu được nêu ở trên sau đó nộp tại Cục Bản quyền tác giả có trụ sở chính ở Hà Nội hoặc nộp đến văn phòng đại diện của cục tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, nếu:
– Hồ sơ hợp lệ thì Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp hồ sơ.
– Trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn, nêu rõ lý do từ chối.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký.
Việc đăng ký bản quyền Youtube là không bắt buộc, tuy nhiên với tình trạng khó kiểm soát hiện nay đối với các kênh Youtube có giá trị, các tác giả nên cân nhắc và tốt nhất nên bảo hộ để bảo vệ quyền lợi, công sức bản thân bỏ ra. Nếu không may bị đối thủ hay người nào có ý đồ không tốt dẫn đến kênh bị khóa thì việc kháng kênh sẽ dễ dàng hơn.