1h30p đêm nhận được tin nhắn “Em lần đầu ly hôn nên không biết phải làm thế nào?”, tôi đã bật cười. Thật lòng tôi rất muốn rep lại: “Lần này xong, em định ly hôn nữa ư?”
Có lẽ có rất nhiều người bị bỡ ngỡ với những cái lần đầu. Để bớt sự bỡ ngỡ nếu một ngày bạn quyết định có lần đầu ấy thì hãy tham khảo tư vấn của chúng tôi dưới đây.
1.Ly hôn đơn phương hay thuận tình
Trước hết bạn cần xác định được rằng mình ly hôn thuận tình hay đơn phương. Thuận tình ly hôn là do yêu cầu của hai bên vợ và chồng cùng đồng ý ly hôn, thật sự tự nguyện ly hôn. Còn đơn phương ly hôn là do ý chí của một bên yêu cầu ly hôn. Cả hai trường hợp này Toà án đều bắt buộc phải tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành thì mới tiến hành giải quyết cho ly hôn.
2.Chuẩn bị, nộp hồ sơ:
2.1 Hồ sơ ly hôn thuận tình:
Căn cứ quy định tại Điều 396 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ hợp lệ gồm:
– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (mẫu 01-VDS đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được ban hành tại Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP);
– 01 Giấy chứng nhận kết hôn của vợ chồng bạn (bản chính);
– Bản sao/bản trích lục giấy khai sinh của con bạn (nếu bạn đã có con);
– Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu còn hiệu của bạn và chồng;
– Sổ hộ khẩu/Giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp của bạn và chồng;
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh thỏa thuận về việc thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là có căn cứ và hợp pháp của vợ chồng bạn (theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
2.2 Hồ sơ ly hôn đơn phương:
Căn cứ Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ hợp lệ gồm các giấy tờ sau đây:
– Đơn ly hôn đơn phương được điền đầy đủ thông tin theo mẫu ban hành tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP;
– 01 Giấy chứng nhận kết hôn của bạn (bản chính);
– Bản sao/bản trích lục giấy khai sinh của con bạn (nếu bạn đã có con);
– Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu còn hiệu của bạn và chồng;
– Sổ hộ khẩu/Giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp của bạn và chồng;
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh cho yêu cầu ly hôn đơn phương (theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
3.Trình tự, thời gian tiến hành ly hôn
3.1 Thủ tục ly hôn thuận tình:
Căn cứ Điều 397 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, các bước giải quyết ly hôn thuận tình gồm:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như chúng tôi đã giải đáp ở trên tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên cư trú, làm việc, học tập.
Bước 2: Thực hiện hòa giải
– Nếu hòa giải thành thì Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết việc ly hôn;
– Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định công nhận thuận tình ly hôn của vợ chồng bạn.
Bước 3: Nhận kết quả
Vợ chồng bạn nhận kết quả là Quyết định công nhận thuận tình ly hôn từ Tòa án hoặc Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.
Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ hoặc chồng hiện đang cư trú
Thời gian giải quyết: Thời hạn giải quyết thuận tình ly hôn là 1-2 tháng bao gồm trình tự thủ tục có thể yêu cầu tòa công nhận thuận tình ly hôn
3.2 Thủ tục ly hôn đơn phương:
Căn cứ Chương XII Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, các bước giải quyết vụ án ly hôn như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ và xử lý đơn khởi kiện/ly hôn đơn phương
– Bạn nộp hồ sơ ly hôn như chúng tôi đã nêu trên tới Tòa án nhân dân bên còn lại đang học tập, làm việc, sinh sống.
– Tòa án tiếp nhận đơn yêu cầu ly hôn đơn phương theo quy định và yêu cầu bạn chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ (nếu cần thiết) hoặc trả lại đơn nếu có căn cứ.
– Chánh án Tòa án nhân dân phân công Thẩm phán tiếp nhận, giải quyết vụ việc
Bước 2: Tòa án tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
– Các bên cung cấp tài liệu, chứng cứ yêu cầu ly hôn tại phiên họp;
– Tòa án thực hiện tiếp nhận, công khai chứng cứ mà các bên đã giao nộp và tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải thành thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; Nếu không hòa giải được thì Tòa án xét xử vụ án.
Bước 3: Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử
Tòa án thực hiện xét xử sơ thẩm vụ án dân sự về hôn nhân gia đình.
Bạn có quyền kháng cáo bản án của Tòa trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tòa tuyên án theo quy định nếu bạn cho rằng bản án của Tòa vi phạm quyền lợi hợp pháp của bạn.
Bước 4: Nhận kết quả
Bạn nhận Bản án của tòa sau khi đã thực hiện xét xử.
Thẩm quyền giải quyết:
– Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi cư trú của bị đơn ( người bị khởi kiện);
– Trong trường hợp có yếu Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ hoặc chồng hiện đang cư trú tố nước ngoài thì Tòa án cấp tinh/thành phố trực thuộc trung ương
Thời gian giải quyết: Thời hạn giải quyết vụ án ly hôn thường vào khoảng thời gian là 4 – 6 tháng ( nếu có tranh chấp tài sản, phức tạp thì có thể kéo dài hơn) (Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Ly hôn là việc không ai mong muốn trong một cuộc hôn nhân, nhưng nếu một ngày bạn phải đối mặt với nó hãy tìm hiểu và chuẩn bị cho mình kiến thức và tinh thần để để có thể nhanh chóng bước tiếp cuộc sống mới.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn