Không phải trường hợp ly hôn nào cũng xuất phát từ ý chí của hai bên mà có thể là ly hôn đơn phương. Việc vắng mặt của các bên đương sự nhất là trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên là thường xuyên xảy ra. Vậy nếu một trong các bên đương sự không tham gia phiên tòa thì Tòa án có xét xử ly hôn được không?
1. Khái niệm ly hôn
Hôn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đây được xác định là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi thực hiện việc đăng ký kết hôn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ly hôn là việc mà các bên chấm dứt quan hệ vợ chồng của mình dựa trên bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
2. Giải quyết khi các bên đương vắng mặt trong quá trình hòa giải
Đối với thủ tục ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình 2014 sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của đương sự, Tòa án sẽ phải tiến hành hòa giải dựa trên các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Như vậy việc hòa giải tại Tòa án được coi là thủ tục bắt buộc trước khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Tòa án phải có trách nhiệm tiến hành việc hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đương sự tiến hành việc thỏa thuận với nhau để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định.
Trong trường hợp hòa giải thành thì Thẩm phán lập biên bản hòa giải thành và nếu các bên đương sự không có sự thay đổi về ý kiến của mình thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hòa giải thành. Quyết định công nhận hòa giải thành có hiệu lực ngay sau khi Tòa án ban hành và các bên đương sự không được quyền kháng cáo hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền kháng nghị.
Trong trường hợp hòa giải không thành Tòa án cũng sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải không thành, từ đó là cơ sở để ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của luật. Khi hòa giải Tòa án sẽ mời cả hai bên đương sự là vợ và chồng lên làm việc, trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà đương sự không lên Tòa thì Tòa án sẽ hoãn phiên hòa giải. Lần thứ hai Tòa án triệu tập hợp lệ mà bị đơn cố tình vắng mặt mà không có lý do chính đáng hoặc các bên đương sự có lý do chính đáng dẫn đến việc không thể tham gia hòa giải thì lúc này sẽ được xác định là những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Khi vụ án không thể hòa giải được thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử theo các quy định của luật, cụ thể là sẽ chấp nhận việc ly hôn theo yêu cầu của một bên nếu có được một trong những căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, bao gồm:
– Nếu một người bị Tòa án tuyên bố mất tích thì vợ hoặc chồng của người đó có quyền yêu cầu ly hôn;
– Một trong hai bên vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc có các hành vi phạm nghiêm trọng đến quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, tinh thần của người còn lại hay các hành vi đó là nguyên nhân dẫn đến cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể hàn gắn, gắn bó; làm cho mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được.
3. Giải quyết khi đương sự vắng mặt trong quá trình xét xử
Trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên và Tòa án đã ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì về nguyên tắc trong quá trình xét xử sẽ phải có sự tham gia của các đương sự gồm nguyên đơn và bị đơn, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó. Tuy nhiên cũng không thiếu những trường hợp Tòa án đã có giấy triệu tập để mời các bên lên tham gia phiên tòa nhưng đương sự không lên. Vậy trường hợp này sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 277 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
3.1. Triệu tập hợp lệ lần thứ nhất
Đối với trường hợp sau khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà nguyên đơn, bị đơn hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽ phải có mặt tại phiên tòa để tham gia xét xử.
Trong trường hợp có người vắng mặt bất kỳ là người nào thuộc một trong những người nêu trên thì Hội đồng xét xử sẽ phải ra quyết định hoãn phiên tòa. Lúc này Tòa án sẽ phải thông báo bằng văn bản cho các bên đương sự, cho người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết về việc hoãn phiên tòa xét xử.
Tuy nhiên nếu người vắng mặt có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt phiên tòa xét xử vẫn được tiếp tục diễn ra.
3.2. Triệu tập hợp lệ lần thứ hai
Tương tự như quy định về tham gia phiên tòa ở lần thứ nhất, lần thứ hai này thì khi đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của của họ nhận được triệu tập hợp lệ của tòa cũng sẽ phải có mặt tại phiên tòa xét xử ngoại trừ trường hợp người vắng mặt đã làm đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
– Trường hợp không làm đơn xin xét xử vắng mặt nhưng có lý do chính đáng hoặc nguyên nhân của việc vắng mặt do trở ngại khách quan: lúc này Tòa án có thể thực hiện việc hoãn phiên tòa.
– Trường hợp không làm đơn xin xét xử vắng mặt cũng không có lý do chính đáng hoặc nguyên nhân của việc vắng mặt không phải do trở ngại khách quan:
+ Đối với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự mà vắng mặt thì Tòa án vẫn sẽ tiến hành xét xử mà vắng mặt họ.
+ Đối với bị đơn mà có yêu cầu phản tố lại đơn khởi kiện của nguyên đơn vắng mặt trong lần triệu tập hợp lệ thứ hai này, đồng thời không có người đại diện thay mình tham gia phiên tòa thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố của bị đơn, lúc này bị đơn được cho là từ bỏ yêu cầu phản tố của mình. Nếu bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì tòa án vẫn sẽ tiến hành mở phiên tòa xét xử. Trường hợp bị đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn vẫn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
+ Đối với bị đơn không có yêu cầu phản tố lại nội dung khởi kiện của nguyên đơn và không có người đại diện của họ tham gia phiên tòa xét xử thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử mà vắng mặt họ.
+ Đối với nguyên đơn nếu vắng mặt và không có người đại diện của mình tham gia phiên tòa thay thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và lúc này nguyên đơn được xem là từ bỏ việc khởi kiện của mình. Tuy nhiên cũng tương tự như bị đơn nếu nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt họ. Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của mình thì nguyên đơn vẫn sẽ có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
+ Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà có yêu cầu độc lập trong vụ án nhưng vắng mặt trong lần triệu tập thứ hai này nhưng không có người đại diện thay mình tham gia phiên tòa thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó và lúc này người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được xem là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình nhưng vẫn có quyền khởi kiện lại trong một vụ án khác đối với yêu cầu độc lập đó của mình theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Nếu người quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.
+ Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án nhưng không có yêu cầu độc lập mà vắng mặt đồng thời không có người đại diện thay mình tham gia phiên tòa trong lần triệu tập hợp lệ thứ hai của Tòa án thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt người đó.
Như vậy đối với thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên mà khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, vợ, chồng hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng phải có mặt tại phiên tòa xét xử; nếu trong trường hợp có một bên vắng mặt thì Hội đồng xét xử sẽ ban hành quyết định hoãn phiên tòa xét xử nếu người vắng mặt không có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
Sau lần triệu tập thứ nhất, bên vợ/chồng là bị đơn hoặc người đại diện của họ không có mặt tại phiên tòa sau khi có giấy triệu tập hợp lệ thứ hai nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa trừ trường hợp người vắng mặt có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt không phải do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án sẽ xử lý như sau:
+ Vợ/chồng là bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án ly hôn không có yêu cầu độc lập mà vắng mặt nhưng không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.
+ Vợ/chồng là bị đơn có yêu cầu phản tố mà vắng mặt và không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, người đó bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố trừ trường hợp người vắng mặt đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Lúc này vợ/chồng là bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật.
4. Dịch vụ Luật Thiên Thanh cung cấp tới khách hàng
1 Luật sư tư vấn quy định và hướng dẫn giải quyết ly hôn
– Tư vấn và phân tích cơ sở pháp lý, quy định pháp luật liên quan đến Ly hôn, quá trình giải quyết vụ án, vụ việc ly hôn;
– Tư vấn các hình thức ly hôn (khởi kiện ly hôn hoặc thuận tình ly hôn), quy trình và thời gian thực hiện để
bảo vệ quyền lợi;
– Tư vấn viết đơn ly hôn (Đơn ly hôn đơn phương, thuận tình ly hôn) và hướng dẫn thủ tục ly hôn tại tòa án;
– Tư vấn về các giấy tờ cần thiết để nộp hồ sơ ly hôn, chuẩn bị những chứng cứ cần để giải quyết ly hôn và hướng dẫn chuẩn bị các chứng cứ có lợi trước Tòa án;
– Đại diện thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền lợi trước cơ quan có thẩm quyền.
2 Tư vấn và lên kế hoạch giải quyết ly hôn
– Luật sư tư vấn các hình thức giải quyết ly hôn (Đơn phương ly hôn hoặc Thuận tình ly hôn) để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền nuôi con, giải quyết tranh chấp về nợ chung vợ chồng .v.v;
– Tư vấn viết đơn Ly hôn và hướng dẫn thủ tục Ly hôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, đương sự khác trong vụ án, vụ việc ly hôn có tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền nuôi con, giải quyết tranh chấp về nợ chung vợ chồng .v.v;
– Nghiên cứu hồ sợ vụ việc, phân tích và tư vấn quy định về điều kiện giành quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng, quy định về phân chia tài sản chung, riêng, quy định về nghĩa vụ tài chính của vợ chồng khi ly hôn;
– Đại diện thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án, vụ việc ly hôn tranh chấp tài sản, quyền nuôi con, nợ chung… trước cơ quan có thẩm quyền.
3 Luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi trong vụ án ly hôn
– Các tranh chấp về ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
– Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
– Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; Tranh chấp về cấp dưỡng, mức cấp dưỡng;
– Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ;
– Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.
Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ trực tiếp qua:
Hotline: 0903217988
Email: contact@luatthienthanh.vn
Văn phòng Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh:
Phòng 302, tầng 3, số 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội.