Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu và nhược điểm riêng của nó, công ty hợp danh cũng không là ngoại lệ. Vậy, ưu nhược điểm của công ty hợp danh là gì? Ngay trong bài viết này, Luật Thiên Thanh sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề trên.
Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Khái niệm công ty hợp danh
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty;
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó. Sau đây là một số ưu và nhược điểm của công ty hợp danh, bạn có thể tham khảo:
Ưu điểm của công ty hợp danh
Công ty hợp danh có những ưu điểm sau:
- Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh. Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của khách hàng, đối tác kinh doanh;
- Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp. Do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau;
- Thành viên hợp danh thường là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao, tạo được sự tin cậy cho đối tác;
- Ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn. Do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh;
- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý. Thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
- Có tư cách pháp nhân (Căn cứ tại khoản 2, Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020) nên công ty hợp danh được thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Việc này đem lại cho doanh nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên.
Nhược điểm của công ty hợp danh
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì loại hình doanh nghiệp này cũng tồn tại một số nhược điểm như:
- Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn (căn cứ tại điểm đ, khoản 2, Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020) nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao;
- Các thành viên hợp danh cùng là người đại diện theo pháp luật của công ty và cùng tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty (Khoản 1 Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020) nên nếu không thống nhất được ý kiến sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh;
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (căn cứ tại khoản 3, Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020). Khi có nhu cầu tăng vốn điều lệ, công ty sẽ huy động bằng cách kết nạp thêm thành viên mới, tăng phần vốn góp của mỗi thành viên hay ghi tăng giá trị tài sản của công ty. Việc huy động vốn theo những cách này không dễ dàng, đặc biệt là việc kết nạp thêm thành viên, vì có thể phá vỡ tính chất liên kết về nhân thân của thành viên công ty. Khi công ty có nhu cầu tăng vốn hoạt động, công ty có thể huy động bằng cách vay của các tổ chức, cá nhân hoặc các nguồn khác để đáp ứng nhu cầu về vốn của công ty. Như vậy, so với Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn, khả năng huy động vốn của công ty hợp danh bị hạn chế hơn;
- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại (căn cứ tại khoản 1, Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020);
- Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty hợp danh phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 02 năm (căn cứ tại khoản 5, Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020).
Dịch vụ Luật Thiên Thanh cung cấp tới khách hàng
– Tư vấn và phân tích cơ sở pháp lý, quy định pháp luật liên quan đến công ty;
– Tư vấn về các giấy tờ cần thiết để nộp hồ sơ, hướng dẫn viết đơn và hướng dẫn thủ tục liên quan đến công ty;
– Đại diện thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền lợi trước cơ quan có thẩm quyền.
Nếu có nhu cầu hãy liên hệ với Luật Thiên Thanh để nhận được tư vấn sớm nhất:
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16, Rivergate Resident 153-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM
Facebook: https://www.facebook.com/luatsuthuongmai
Hotline: 0903 217 988
Email: contact@luatthienthanh.vn
[alo-form=2]