Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân có bao gồm hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân không? Cơ quan nào triển khai hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân? Hành vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân có thể bị áp hình thức xử lý hình sự không?
Quy định pháp luật về nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân có bao gồm hợp tác quốc tế không?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau:
“Quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm:
- Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, đề án, dự án, chương trình, kế hoạch về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân về biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người được giao làm công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình bảo vệ dữ liệu cá nhân và việc thực hiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Như vậy, hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân là một trong những nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Theo quy định trên, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân có bao gồm việc tham gia tương trợ tư pháp về bảo vệ dữ liệu cá nhân không?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau:
“Hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân
- Xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế để tạo điều kiện cho việc thực thi có hiệu quả pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Tham gia tương trợ tư pháp về bảo vệ dữ liệu cá nhân của các quốc gia khác, bao gồm thông báo, đề nghị khiếu nại, trợ giúp điều tra và trao đổi thông tin, với các biện pháp bảo vệ thích hợp để bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong việc thực thi pháp luật để bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Tổ chức các cuộc gặp song phương, đa phương, trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật và thực tiễn bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Chuyển giao công nghệ phục vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân.”
Theo quy định trên, hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân bao gồm việc tham gia tương trợ tư pháp về bảo vệ dữ liệu cá nhân của các quốc gia khác, bao gồm thông báo, đề nghị khiếu nại, trợ giúp điều tra và trao đổi thông tin, với các biện pháp bảo vệ thích hợp để bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Cơ quan triển khai hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Công an như sau:
“Trách nhiệm của Bộ Công an
- Giúp Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Hướng dẫn, triển khai hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ quyền của chủ thể dữ liệu trước các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, đề xuất ban hành Tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân và các khuyến nghị áp dụng.
- Xây dựng, quản lý, vận hành Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Đánh giá kết quả công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tiếp nhận hồ sơ, biểu mẫu, thông tin về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định tại Nghị định này.
- Thúc đẩy các biện pháp và thực hiện nghiên cứu để đổi mới trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân, triển khai hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật”
Theo quy định trên, Bộ Công an là cơ quan có thẩm quyền triển khai hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Hành vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân có thể bị áp dụng các hình thức xử lý hình sự không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định.”
Như vậy, tùy theo mức độ vi phạm về bảo vệ dữ liệu cá nhân mà tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự theo quy định.
Nếu bạn cần tìm hiểu, trao đổi thêm về nội dung bài viết hoặc mong muốn sử dụng dịch vụ tư vấn tuân thủ Nghị định 13 của Luật Thiên Thanh có thể trực tiếp liên hệ theo SĐT/Zalo: 0332.672.789.
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16 RiverGate Residence, số 151 – 155 đường Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. HCM
Facebook: https://www.facebook.com/luatsuthuongmai
Hotline: 0332.672.789
Email: contact@luatthienthanh.vn