Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng như trách nhiệm của Tòa án trong quá trình tiến hành giải quyết vụ việc phá sản, Luật Phá sản năm 2014 đã có những quy định cụ thể về thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, cụ thể:
Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, chủ nợ quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán )
- Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
– Điều 39 Luật Phá sản năm 2014 quy định như sau:
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được hiểu là việc Tòa án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vào sổ thụ lý để giải quyết vụ việc phá sản. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc khi có đơn yêu cầu giải quyết phá sản hợp pháp và sau khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản (trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản).
- Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Việc thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định cụ thể tại Điều 40 Luật Phá sản năm 2014.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân phải thông báo cho các chủ nợ do doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp.
Trường hợp người nộp đơn không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án nhân dân, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xuất trình cho Tòa án nhân dân các giấy tờ, tài liệu sau:
– Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động.
– Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán.
– Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Nếu có nhu cầu hãy liên hệ với Luật Thiên Thanh để nhận được tư vấn sớm nhất:
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16, Rivergate Resident 153-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM
Hotline: 0903 217 988
Email: contact@luatthienthanh.vn