Chứng chỉ hành nghề xây dựng không phải là giấy chứng nhận về trình độ chuyên môn hành nghề. Chứng chỉ này được cấp cho những người đã qua đào tạo và những người hành nghề lâu năm. Đó cũng là công cụ để nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhập những thông tin tiến bộ khoa học- kỹ thuật và các quy định về lĩnh vực hành nghề xây dựng.
Theo quy định tại khoản 1 điều 33 Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 hướng dẫn về năng lực, tổ chức cá nhân tham gia xây dựng phải được cơ quan Nhà nước thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề khi tham gia hoạt hoạt động xây dựng theo quy định.
Căn cứ Khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm a Khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng, gồm: Giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng; Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; Chủ nhiệm khảo sát xây dựng; Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; Tư vấn giám sát thi công xây dựng; Chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Như vậy, đây là loại chứng chỉ cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật khi bước vào tham gia hoạt động xây dựng.
Đặc biệt lưu ý: Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép năng lực hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 6 tháng hoặc ở nước ngoài nhưng thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam thì giấy phép năng lực hành nghề phải được hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận hành nghề.
Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 64 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 5 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp Điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 5 năm.
Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.
Có 3 hạng chứng chỉ hành nghề:
– Chứng chỉ hành nghề hạng I: Loại này dành cho những cá nhân có trình độ đại học trở lên. Những người đã có kinh nghiệm tham gia vào công việc phù hợp với ngành nghề cấp chứng chỉ từ 7 năm trở lên.
– Chứng chỉ hạng II: Loại này sẽ được cấp cho các cá nhân có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp. Hơn nữa, họ phải có kinh nghiệm làm việc đúng ngành nghề từ 5 năm trở lên.
– Chứng chỉ hạng III: Chứng chỉ này cấp cho những người có trình độ chuyên môn thích hợp. Cùng với đó là kinh nghiệm làm việc đúng ngành nghề từ 3 năm trở lên.
Chứng chỉ dành cho các cá nhân làm nghề thiết kế bao gồm: quy hoạch, xây dựng, kiến trúc, kết cấu, nội ngoại thất, cơ điện, mạng thông tin.
Chứng chỉ dành cho những ai làm công việc giám sát giao thông, hạ tầng, thủy lợi, cơ điện dân dụng và công nghiệp, khảo sát, lắp đặt.
Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng
Chứng chỉ hành nghề kiểm định
Chứng chỉ hàng nghề định giá.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc tại sao phải cần chứng chỉ hành nghề xây dựng. Luật Thiên Thanh là đơn vị chuyên hỗ trợ, thực hiện thủ tục xin cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, bổ sung, nâng hạng chứng chỉ hành nghề xây dựng ,.. cho khách hàng với thời gian và chi phí hợp lý. Nếu có nhu cầu quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua :
Hotline: 0976841993
Website: https://luatthienthanh.vn/
Email: contact@luatthienthanh.vn
Địa chỉ:
– Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, Phường Khâm Thiên, Quận Đống Đa, Hà Nội
– Hồ Chí Minh : Phòng 6.16, Rivergate Resident 153-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM