Hiện nay thị trường âm nhạc đang phát triển mạnh, ngày càng nhiều người thành công trên lĩnh vực này. Tuy nhiên cũng có những người nổi danh vì “đạo nhạc”, lấy cắp chất xám của người khác để biến nó thành của mình. Do đó để bảo đảm quyền lợi cho những tác phẩm âm nhạc do mình sáng tác ra thì tác giả cần đăng ký bản quyền cho sản phẩm của mình. Dưới đây là tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mới nhất do Luật Thiên Thanh cung cấp theo Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 15/07/2023 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
Quyền tác giả là gì?
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về quyền tác giả như sau: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
Quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả là quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức đối với tài sản trí tuệ.
Đối tượng của quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Đăng ký quyền tác giả
Căn cứ theo khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022 thì đăng ký quyền tác giả được quy định như sau: “Đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.”
– Việc nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.
– Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
– Tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan về cấp, cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Căn cứ theo Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định hồ sơ đăng ký quyền tác giả thì hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc như sau:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc;
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
– Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả;
– Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Mức phí đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC
Như vậy, mức phí đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là 100.000 đồng/giấy chứng nhận.
Mức thu này áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả lần đầu. Trường hợp xin cấp lại thì mức thu bằng 50% mức thu lần đầu.
Nếu có nhu cầu tư vấn pháp luật hãy liên hệ với Luật Thiên Thanh:
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16, Rivergate Resident 153-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM
Facebook: https://www.facebook.com/luatsuthuongmai
Hotline: 0903 217 988
Email: [email protected]
[alo-form=2]