Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, người muốn xây dựng một công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình,…Vậy nếu có vi phạm trong đấu thầu thì pháp luật sẽ quy định xử lý như thế nào?
Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh sẽ làm rõ vấn đề dưới bài viết sau đây!
Đấu thầu là gì?
Điểm d khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 thì đấu thầu được định nghĩa như sau:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Xử lý vi phạm quy định về đấu thầu đối với cá nhân, tổ chức khi vi phạm
Tại khoản 1, Điều 90, Luật Đấu thầu 2013 đã quy định rõ:
Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, tùy vào mức độ, tính chất tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (khoản 2, Điều 90, Luật Đấu thầu 2013)
Trường hợp vi phạm đấu thầu bị phạt tù
Theo Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung tại điểm k khoản 1 Điều 2 Luật số 12/2017/QH14) quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định trong đầu thầu gây hậu quả nghiêm trọng cụ thể với từng mức phạt như sau:
(1) Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
– Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
– Thông thầu;
– Gian lận trong đấu thầu;
– Cản trở hoạt động đấu thầu;
– Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
– Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
– Chuyển nhượng thầu trái phép.
(2) Phạt tù từ 03 năm đến 12 năm
Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
– Vì vụ lợi;
– Có tổ chức;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
– Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
(3) Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm
Trường hợp phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nếu cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù với mức phạt cao nhất lên đến 20 năm tù, theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội còn có thể bị bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là tư vấn của Thiên Thanh Law firm, trường hợp còn vấn đề chưa rõ, mời anh/chị liên hệ đến số Hotline 0903217988 để được Luật sư tư vấn kịp thời và đầy đủ nhất!
Nếu có nhu cầu hãy liên hệ với Luật Thiên Thanh để nhận được tư vấn sớm nhất:
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16, Rivergate Resident 153-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM
Hotline: 0903 217 988
Email: contact@luatthienthanh.vn
Số hotline: 0903217988