Bỗng một ngày đẹp trời bạn được bạn bè, crush hỏi thăm dồn dập với những câu như: sao lại đi vay lãi suất cao; thiếu tiền lắm à; chuyện gì thế; nick bị hack à; sao dại dột vậy cháu…trong sự ngỡ ngàng. chưa hết ngỡ ngàng, thì bạn thấy tên tuổi hình ảnh mình trên khắp các comment, tin nhắn của mọi người, với độ phủ sóng rộng rãi hơn bao giờ hết. Tên, ảnh của bạn, thậm chí là ảnh chụp với người yêu của bạn được đặt trang trọng trong cái poster với cái chức danh: Đồng phạm, đồng phạm chủ lực. Và khi liếc mắt sang bên cạnh thì ra là thằng bạn trời đánh của mình, hay là a crush cũ với cái vị trí con nợ.
Một con nợ đã lâu không liên lạc thậm chí giờ chẳng biết thông tin gì nhưng lại làm ảnh hưởng đến cuộc sống, danh dự nhân phẩm của mình. Nếu một ngày bạn rơi vào cảnh này thì phải xử trí như thế nào? Pháp luật có những quy định xử lý hành vi này không?
Chủ nợ, các công ty tài chính, cho vay nặng lãi cầm đồ hay những công ty đòi nợ thuê khi đưa hình ảnh thông tin cá nhân của bạn lên mạng xã hội khi chưa được sự cho phép của bạn. Thêm vào đó họ gắn cho bạn chức danh đồng phạm, đồng phạm chủ lực khi không có chứng cứ thì đây được coi là việc vu khống, bịa đặt. Và pháp luật Việt Nam đã quy định về hành vi vu khống và hình phạt cho tội danh này.
Bịa đặt: Hành vi này được thể hiện thông qua việc người phạm tội đưa ra những thông tin không đúng sự thật; tự nghĩ ra một điều gì đó mà không có với người khác. Hình thức đưa ra thông tin có thể ở các dạng khác nhau như truyền miệng, viết đơn; qua các phương tiện thông tin đại chúng,…
+ Loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật: Người phạm tội dù không bịa đặt nhưng lại loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt. Việc loan truyền thông tin cũng có thể thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức như: kể lại cho người khác nghe, đăng bài; chia sẻ bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng,…
-Điều 156 Bộ luật Hình sự quy định 04 khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội vu khống như sau:
“Khung hình phạt phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với người nào thực hiện một trong các hành vi:
- Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật; nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự; hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”
Theo quy định của pháp luật, bạn có quyền tố giác, báo tin tại cơ quan điều tra công an địa phương hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người bị vu khống hoặc người vu khống. Khi tố cáo người khác vu khống mình với cơ quan chức năng, người tố cáo cần cung cấp được đầy đủ các thông tin, bằng chứng chứng minh những gì mình tố cáo là đúng sự thật.
Các tổ chức tín dụng, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê cũng cần tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Không tự ý lấy thông tin cá nhân của người khác, vu khống họ để nhằm đòi nợ nếu không lại gậy ông đập lưng ông.