Hiện nay, một số tiệm thuốc vẫn xuất hiện hành vi thuê, sử dụng chứng chỉ hành nghề của người khác để hoạt động kinh doanh. Vậy hành vi cho người khác thuê, mượn bằng chứng chỉ của mình có bị vi phạm pháp luật hay không? Quy định xử lý như thế nào?
Luật Thiên Thanh sẽ làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây!
- Những công việc bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề
Tại điều 11, Luật Dược 2016 đã có quy định về vị trí làm việc bắt buộc có chứng chỉ hành nghề:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Có được cho người khác mượn, thuê chứng chỉ hay không?
Căn cứ tại khoản 9, điều 6, Luật Dược 2016 đã quy định những hành vi bị cấm làm: “Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược để hành nghề hoặc kinh doanh dược”.
Vậy việc cho người khác thuê, mượn chứng chỉ nghề là hành vi bị nghiêm cấm và trái quy định của pháp luật.
- Xử phạt hành vi cho thuê, mượn chứng chỉ nghề
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề dược để hành nghề dược.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thuê, mượn chứng chỉ hành nghề dược để hành nghề dược.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (nếu có).
+ Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề dược.
Theo điểm g, khoản 2, khoản 3, điểm a và điểm b khoản 5, điều 22, Nghị định 117/2020/NĐ – CP (sửa đổi tại Khoản 1, điều 3, Nghị định 124/2021/NĐ – CP)
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16 RiverGate Residence, số 151 – 155 đường Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. HCM
Facebook: https://www.facebook.com/luatsuthuongmai
Hotline: 0903 217 988
Email: [email protected]