Hiện nay chế độ thai sản đã không còn xa lạ đối với người lao động. Đây là chế độ góp phần đảm bảo thu nhập cho người lao động khi mang thai, sinh con, nuôi con, nuôi con nuôi sơ sinh và trong trường hợp người lao động thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Từ những ngày đầu thì chế độ này chỉ áp dụng cho lao động nữ nhưng hiện nay chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội đã được áp dụng cho mọi người lao động, kể cả lao động nam khi có vợ sinh con. Đối với lao động nữ thì thời gian được nghỉ chế độ thai sản cũng thay đổi theo hướng có lợi hơn cho người lao động. Vậy hãy cùng Luật Thiên Thanh tìm hiểu những quyền lợi người lao động được hưởng từ chế độ thai sản.
Đối tượng hưởng chế độ thai sản
Chế độ thai sản thuộc trong loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên đối với mỗi chế độ khác nhau thì đối tượng được hưởng chế độ đó cũng khác nhau. Đối tượng được hưởng chế độ thai sản căn cứ theo Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Những chế độ được áp dụng trong chế độ thai sản bao gồm:
– Chế độ đối với lao động nữ mang thai;
– Chế độ đối với lao động nữ sinh con;
– Chế độ đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
– Chế độ đối với người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
– Chế độ đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
– Chế độ đối với lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Để được hưởng chế độ thai sản thì cần phải đáp ứng điều kiện pháp luật quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014. Có thể nêu cụ thể các điều kiện để được hưởng chế độ thai sản như sau:
– Thuộc một trong sáu đối tượng đã được nêu ở trên;
– Đối tượng đó phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
– Đối với lao động nữ sinh con thì phải đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
Trong trường hợp người lao động đủ điều kiện mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Thời gian hưởng chế độ thai sản
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai
Căn cứ theo Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sảy thai
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con được quy định chi tiết tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- 05 ngày làm việc;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con
Tại Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi như sau:
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
– 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
– 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Nếu có nhu cầu hãy liên hệ với Luật Thiên Thanh để nhận được tư vấn sớm nhất:
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16, Rivergate Resident 153-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM
Hotline: 0903 217 988
Facebook: https://www.facebook.com/luatsuthuongmai
Email: contact@luatthienthanh.vn
[alo-form=2]