Khi phân chia tài sản thừa kế, Di chúc là một vấn đề quan trọng cần lưu ý. Việc có di chúc hay không, di chúc có hợp pháp hay không ảnh hưởng tới việc phân chia tài sản thừa kế thế nào.
Một bản di chúc hợp pháp là di chúc thể hiện được ý chí của cá nhân về việc chuyển tài sản của mình sang cho người khác, và được pháp luật công nhận, thực hiện chia di sản thừa kế theo ý nguyện của người lập di chúc sau khi người này chết.
1.Quy định về Di chúc hợp pháp trong pháp Luật Việt Nam
2. Quy định về Di chúc bằng văn bản
1.Các loại di chúc bằng văn bản :
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng.
Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
2. Nội dung di chúc bằng văn bản
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
3. Di chúc bằng miệng
Đối với di chúc bằng miệng được áp dụng trong trường hợp đặc biệt chỉ được lập trong tình trạng nguy kịch có thể ảnh hưởng đến tính mạng (nhưng đòi hỏi phải minh mẫn và hoàn toàn tự nguyện). Hoặc những trường hợp bệnh tật mà không thể lập di chúc bằng văn bản được.
Trong khi thực hiện di chúc miệng thì phải có người làm chứng và sau đó phải viết lại bằng tay và những người làm chứng đó phải ký hoặc điểm chỉ trên trên di chúc. Kể sau đó 05 ngày thì bản di chúc đó phải được đi công chứng và xác thực thì di chúc miệng đó mới có hiệu lực. Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng hủy bỏ.
4. Người làm chứng khi lập di chúc
Một điều kiện cần chú ý khi lập di chúc nữa chính là người làm chứng
Theo quy định của pháp luật, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
+ Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
+ Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
+ Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
*Cho dù Di chúc có đáp ứng đầy đủ các điều kiện về di chúc hợp pháp thì nó vẫn chưa có hiệu lực khi người lập di chúc còn sống, khi đó những người được hưởng thừa kế theo di chúc cũng không có quyền yêu cầu công nhận di chúc và thực hiện các quyền thừa kế theo nội dung di chúc.