Trong thời đại kỷ nguyên số như hiện nay, các tranh chấp, xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ diễn ra rất nhiều. Các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cần có biện pháp xử lý kịp thời để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chấm dứt các hành vi xâm phạm.
1. Các tranh chấp Sở hữu trí tuệ
Đối với Sở hữu trí tuệ có thể chia các tranh chấp phát sinh thành hai nhóm để xử lý đó là tranh chấp dân sự và tranh chấp thương mại. Đặc thù của sở hữu trí tuệ là tính vô hình của sản phẩm và những tiền lệ giải quyết các tranh chấp phát sinh đến nay chưa nhiều chính vì thế việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này cũng không hề dễ.
Các tranh chấp thường gặp hiện nay có thể kể đến:
- Tranh chấp nhằm xác định ai là tác giả, chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
- Tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức nhằm xác định chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
- Tranh chấp về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ,…
- Tranh chấp về các quyền nhân thân, quyền tài sản;
- Tranh chấp về thừa kế quyền sở hữu trí tuệ;
- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sử dụng quyền sở hữu trí tuệ;
Căn cứ xác lập quyền đối với từng đối tượng sở hữu trí tuệ là khác nhau và tính đặc thù của sản phẩm trí tuệ nên việc xác định hành vi xâm phạm quyền đối với từng đối tượng cũng khác nhau.
2. Hướng xử lý các tranh chấp
Bài toán đặt ra khi xảy ra tranh chấp chính là làm thế nào để giải quyết tranh chấp, xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chủ sở hữu trí tuệ cần tiến hành các biện pháp sau để có thể bảo vệ quyền lợi của mình:
- Xác định tính hợp pháp của quyền sở hữu trí tuệ và thu thập chứng cứ chứng minh.
Tính hợp pháp của quyền sở hữu trí tuệ ở đây chính là căn cứu xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm đang xảy ra tranh chấp.
Chứng cứ vi phạm có thể là hành vi quảng cáo, sản xuất kinh doanh trên thị trường, thông tin chủ thể vi phạm, thiệt hại (nếu có),..
Đồng thời, chủ sở hữu quyền cần theo dõi xem chủ thể vi phạm có hành vi đăng ký bảo hộ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký xem xét cấp đăng ký cho đối tượng sở hữu trí tuệ tương tự gây nhầm lẫn thì có các biện pháp kịp thời để ngăn chặn, khiếu nại, hoặc yêu cầu từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
- Giám định hành vi vi phạm
Kết luận giám định là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ khách quan nhất để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
- Gửi thư cảnh cáo đến bên vi phạm
Đây có thể coi là biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu quyền, mang tính chất thỏa thuận, giáo dục và bảo mật được thông tin trong quá trình giải quyết. Tuy nhiên, biện pháp tự bảo vệ không mang tính chất cưỡng chế, bắt buộc nên không mang lại hiệu quả cao.
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ngoài ra, khi tổ chức, cá nhân phát hiện hoặc bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm trên quy định của pháp luật. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, các cá nhân và tổ chức có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính, hình sự. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Nhận thấy các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Chính vì vậy, cần xác định rõ mức độ vi phạm của hành vi xâm phạm quyền để lựa chọn biện pháp xử lý hiệu quả nhất.
3. Tại sao cần Luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ?
Được tư vấn cụ thể về các hành vi xâm phạm và dấu hiệu nhận biết khi bị xâm phạm
Được tư vấn về các biện pháp xử lý có thể được áp dụng đối với các hành vi vi phạm
Được tư vấn về các phương án giải quyết tối ưu trong vụ việc cụ thể.
4. Dịch vụ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ Luật Thiên Thanh gửi đến Quý Khách hàng:
Tư vấn các vấn đề về đăng ký bản quyền, quy trình tra cứu và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam và nước ngoài…;
Tư vấn các thủ tục giải quyết vi phạm bản quyền; sáng chế, nhãn hiệu; bí mật kinh doanh; cạnh tranh không lành mạnh.
Tư vấn về cách bảo mật bí mật kinh doanh và các thông tin mật khác trong hoạt động hằng ngày và trong các giao dịch cụ thể: hợp đồng, thỏa thuận bảo mật,…
Tư vấn phương hướng thương lượng; thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
Tư vấn khởi kiện, khiếu nại, tố cáo các quyết định, hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Tư vấn các vấn đề khác theo yêu cầu khách hàng.
Ngoài ra, còn có dịch vụ soạn thảo đơn từ, văn bản và các dịch vụ pháp lý ngoài tư vấn
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ thường xuyên cho doanh nghiệp.
Tư vấn, soạn thảo đơn từ và các thủ tục khác theo yêu cầu khách hàng bao gồm:
Các thủ tục hành chính: đăng ký văn bằng bảo hộ, đăng ký bản quyền,…
Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, thương hiệu, cạnh tranh không lành mạnh,… trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Đại diện doanh nghiệp lên phương án và tham gia tố tụng, đàm phán, thương lượng.
Liên hệ cơ quan nhà nước và các bên liên quan.
Cập nhật, rà soát pháp lý thường xuyên đối với các hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến sở hữu trí tuệ để tránh rủi ro.
Các công việc khác có liên quan mà Doanh nghiệp có nhu cầu.
Hãy liên hệ ngay với Luật Thiên Thanh để nhận được tư vấn:
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh : Phòng 6.16, Rivergate Resident 153-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM
Hotline : 0903 217 988
Email: [email protected]