Xuất phát từ các chế tài trong hình sự với mục đích răn đe, giáo dục, cải tạo tội phạm cũng như những chính sách khoan hồng thể hiện sự nhân đạo của pháp luật. Chế độ hưởng án treo cũng ra đời. Vậy án treo là gì? Có phải lúc nào cũng được hưởng án treo?
Bài viết dưới đây sẽ làm rõ điều đó!
-
Án treo
Theo Nghị quyết 02/2018/NQ – HĐTP đã xác định: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
-
Điều kiện hưởng án treo
Tại điều 2, Nghị quyết trên đã nêu rõ các điều kiện được hưởng án treo, bao gồm:
– Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
– Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
– Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
– Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
– Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo
– Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó:
– Có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ Luật Hình sự;
– Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ Luật Hình sự.
Lưu ý: Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự.
– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
– Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư Trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
– Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
– Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu:
– Người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội;
– Không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ – HĐTP
-
Thời gian thử thách án treo
Thời gian thử thách được ấn định là từ 1 năm đến 5 năm. Trong thời gian thử thách của án treo người phạm tội phải thực hiện một số nghĩa vụ sau:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân, nội quy nơi làm việc nơi cư trú
+ Có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân xã nơi giám sát, quản lý
+ Khai báo tạm vắng khi đi khỏi nơi cư trú trên 1 ngày theo quy định của Luật cư trú
+ Nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật 3 tháng một lần.
-
Điều kiện rút ngắn thời gian thử thách của án treo
Điều kiện rút ngắn thời gian thử thách của án treo:
+ Đã chấp hành ½ thời gian thử thách của án treo
+ Có nhiều tiến bộ dựa trên xác nhận của Ủy ban nhân dân được giao nhiệm vụ giám sát, quản lý
+ Được Ủy ban nhân dân giám sát có văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách.
Việc rút ngắn thời gian thử thách có thể được thực hiện nhiều lần, nhưng trong một năm chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần.
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16 RiverGate Residence, số 151 – 155 đường Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. HCM
Facebook: https://www.facebook.com/luatsuthuongmai
Hotline: 0903 217 988
Email: [email protected]