Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng dân sự thông dụng trong cuộc sống, hợp đồng được hình thành dựa trên mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Hợp đồng vay tài sản chỉ có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện của pháp luật. Đó là những quy định nào?
Hợp đồng vay tài sản là gì?
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định theo điều 463, BLDS 2015.
Như vây, hợp đồng tài sản chỉ phát sinh khi có sự thỏa thuận giữa các là bên vay và bên cho vay về việc cho vay tài sản.
Hình thức của hợp đồng vay
Hình thức của hợp đồng vay tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng vãn bản. Hình thức miệng thường được áp dụng trong những trường hợp như số lượng tài sản cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân quen. Trường hợp cho vay bằng miệng, nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, bên cho vay phải chửng minh được là mình đã cho vay một số tiền hoặc một số tài sản nhất định.
Kì hạn của hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản có thể có kì hạn và không kì hạn
- Có kỳ hạn
Điều 470 Bộ luật Dân sự 2015 thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn như sau:
– Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
– Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Không kỳ hạn
Điều 469 Bộ luật Dân sự 2015 thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn như sau:
– Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản. Còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.
Lãi suất được tính như thế nào?
Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tài sản hoặc số tiền đã vay tính theo đơn vị thời gian. Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng hoặc năm do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Căn cứ vào lãi suất, số tiền vay và thời gian vay mà bên vay phải trả một số tiền nhất định (tiền lãi), số tiền này tỉ lệ thuận với lãi suất, số tiền đã vay và thời gian vay.
Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định lãi suất giới hạn là 20%/năm của khoản vay. Trường hợp các bên cho vay vượt quá lãi suất quy định thì phần vượt quá không có hiệu lực, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác (Luật các tổ chức tín dụng). Trường hợp các bên có thoả thuận về lãi suất nhưng không cụ thể, nếu có tranh chấp thì tính bằng 10%/năm của khoản tiền vay tương ứng với thời hạn vay.
Ngoài quy định về cách tính lãi suất trong hạn, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất ưong hạn. Mặt khác, đối với khoản lãi chưa trả thì bên vay phải trả lãi suất bằng 50% mức lãi suất giới hạn/khoản lãi chưa trả tương ứng với thời hạn chậm trả lãi
Trường hợp còn vấn đề chưa rõ, mời anh/chị liên hệ đến số Hotline 0903217988 để được Luật sư tư vấn kịp thời và đầy đủ nhất!
Nếu có nhu cầu hãy liên hệ với Luật Thiên Thanh để nhận được tư vấn sớm nhất:
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16, Rivergate Resident 153-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM
Hotline: 0903 217 988
Email: [email protected]
Số hotline: 0903217988