Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng chính là sự công nhận một cách hợp pháp của Chính phủ về năng lực thi công, giám sát, quản lý của các doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực này. Đây không chỉ là phương tiện thể hiện trình độ chuyên môn, thế mạnh của các công ty trước khách hàng của mình. Mà chứng chỉ còn giúp bạn có thể tránh được các rắc rối về thủ tục pháp lý khi vận hành, quản lý, thi công công trình.
Ngoài ra, khi các tổ chức không có chứng chỉ năng lực thì tổ chức đó không được tham gia các hoạt động như thi công công trình, đấu thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình theo quy định tại điều 57 nghị định 100/2018/NĐ-CP.
Vậy tổ chức cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng? Hồ sơ, trình tự xin cấp chứng chỉ ra sao? Những thắc mắc này được chúng tôi giải đáp trong phần tư vấn dưới đây.
1. Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức, doanh nghiệp
- Doanh nghiệp, tổ chức có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;
- Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.
2. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Doanh nghiệp, tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu;
- Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
- Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);
- Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;
- Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
- Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);
- Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.
3. Trình tự thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức
Bước 1: Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Chứng chỉ hành nghề năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức xây dựng khi tham gia hoạt động xây dựng bao gồm các lĩnh vực.
- Khảo sát xây dựng bao gồm:
Khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình
- Lập quy hoạch xây dựng
- Thiết kế thẩm tra thiết kế bao gồm:
- Thiết kế kiến trúc công trình
- Thiết kế kết cấu công trình
- Thiết kế điện – cơ điện công trình
- Thiết kế cấp thoát nước công trình
- Thiết kế điều hòa không khí thông gió – cấp nhiệt
- Thiết kế mạng thông tin liên lạc trong công trình
- Lập thẩm tra dự án đầu tư xây dựng
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Thi công xây dựng công trình
- Giám sát thi công xây dựng:
- Giám sát công tác xây dựng công trình
- Giám sát lắp đặt thiết bị công trình
- Giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ
- Kiểm định xây dựng
- Quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng.
5. Dịch vụ Luật Thiên Thanh cung cấp tới khách hàng
Luật Thiên Thanh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, đội ngũ Luật sư có kiến thức nền tảng vững chắc sẽ tư vấn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng nhanh chóng, đơn giản đến quý khách.
Quy trình tư vấn hỗ trợ thủ tục cấp chứng chỉ năng lực xây dựng của Tổ chức trong nước và nước ngoài hạng II, III Luật Thiên Thanh gửi tới khách hàng như sau:
– Đánh giá tính khả thi và thứ hạng của hồ sơ năng lực.
– Hướng dẫn khách hàng kê khai hồ sơ, thủ tục xin chứng chỉ năng lực theo đúng quy định.
– Tiếp nhận hồ sơ hoàn thiện của khách hàng nộp và làm hồ sơ đăng ký trên Cục quản lý hoạt động xây dựng, Sở Xây Dựng hoàn thiện lấy giấy hẹn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng.
– Sau khi có kết quả, nhận chứng chỉ và bàn giao cho khách hàng sớm nhất.
Nếu có nhu cầu quý khách hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.