Hiện nay, hành vi xâm phạm bản quyền đang diễn ra một cách tràn lan dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Việc xâm phạm đến bản quyền dường như là một hành vi công khai mà các đối tượng sử dụng “trắng trợn” tác phẩm của người khác.
Vậy thì liệu rằng hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử lý như thế nào?
Đầu tiên, xác định được định nghĩa về quyền tác giả. Vậy như thế nào được gọi là quyền tác giả? Căn cứ theo Khoản 1, Điều 4, LSHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) thì quyền tấc giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
1. Những hành vi được xem là xâm phạm đến quyền tác giả là:
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Xử lý những hành vi xâm phạm đến quyền tác giả
Tại Điều 199 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009), quy định: Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
- Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005)
- Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính (Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định 131/2013/NĐ-CP có quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan.)
- Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính, hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tuỳ theo mức độ còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
3. Dịch vụ xử lý hành vi xâm phạm quyền bản quyền tác giả
Với đội ngũ luật sư uy tín, và có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Công ty Luật Thiên Thanh cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ xử lý hành vi xâm phạm bản quyền tác giả.
– Tư vấn quy trình xử lý hành vi xâm phạm
– Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thu thập bằng chứng chứng minh việc bên khác đang xâm phạm bản quyền tác giả của chủ sở hữu;
– Thay mặt chủ sở hữu gửi thư cảnh báo tới bên vi phạm bản quyền tác giả
– Nộp đơn tới cơ quan chức năng yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm bản quyền tác giả
– Tham gia với tư cách là nguyên đơn trước tòa án trong trường hợp chủ sở hữu quyết định khởi kiện ra tòa án nhân dân.
Hãy bảo vệ quyền tác giả của mình khi thấy có những hành vi, dấu hiệu xâm phạm. Chấm dứt tình trạng xâm phạm quyền tác giả một cách phổ biến và công khai.