Trong sự phát triển của công nghệ như hiện nay, các nền tảng mạng xã hội được mọi người ưa chuộng và sử dụng rất nhiều. Mạng xã hội giúp chúng ta thư giãn, nắm bắt được các thông tin mới nhất. Nhưng bên cạnh đó, có một số người đã lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác để thỏa mãn bản thân. Nhiều người cho rằng hành vi xúc phạm người khác trên mạng xã hội không gây ảnh hưởng và không bị xử phạt. Vậy pháp luật đã quy định xử phạt hành vi trên như thế nào?
Luật Thiên Thanh sẽ làm rõ dưới bài viết này!
Thế nào là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm là những hành vi dùng lời nói khó nghe, mang tính sỉ nhục, thô bỉ, nhục mạ nhằm để hạ thấp, chà đạp giá trị của người khác, làm giảm uy tín, gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của đối phương.
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể chia làm hai trường hợp:
+ Một là xúc phạm danh dự, nhân phẩm bằng lời nói. Người thực hiện hanh vi này sẽ cố tình dùng những lời nói không hay, thô bỉ, tục tĩu nhằm miệt thị, lăng mạ, hạ thấp danh dự, uy tín của bạn.
+ Hai là xúc phạm danh dự, nhân phẩm có thể bằng hành động. Người thực hiện hành động quá đáng, mang tính chất văn hóa, … với mục đích là hạ thấp, phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Như vậy hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo hành vi và mức độ nghiêm trọng mà sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng.
Xử phạt hành vi lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác
Hành vi sử dụng mạng xã hội để xúc phạm uy tín, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị xử lý vi phạm hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với trường hợp người vi phạm là tổ chức. Bị phạt từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với trường hợp người vi phạm là cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, người vi phạm buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có phải bồi thường không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 1 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được xác định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015:
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo đó, người có hành vi xúc phạm nhân phẩm người khác phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại thực tế cho người bị hại kèm theo một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu và việc bồi thường phải thực hiện kịp thời. Mức bồi thường cũng như hình thức bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có bị xử lý hình sự không?
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội làm nhục người khác thì trường hợp sử dụng mạng xã hội để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác với mức phạt tù cao nhất là 05 năm tương ứng với mức độ của hành vi vi phạm.
Việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên các nền tảng mạng xã hội là hành vi đáng lên án và cần có những biện pháp mạnh để răn đe, xử lý các hành vi này. Những hành này vô tình gây ảnh hưởng tới tinh thần của người bị xúc phạm và có thể khiến người đó làm những điều dại dột từ sức ép dư luận và dẫn đến hậu quả xấu. Vậy nên, cần xử phạt nặng hành vi lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Trường hợp còn vấn đề chưa rõ, mời anh/chị liên hệ đến số Hotline 0903217988 để được Luật sư tư vấn kịp thời và đầy đủ nhất!
Nếu có nhu cầu hãy liên hệ với Luật Thiên Thanh để nhận được tư vấn sớm nhất:
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16, Rivergate Resident 153-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM
Hotline: 0903 217 988
Email: contact@luatthienthanh.vn
Số hotline: 0903217988