Chia tài sản khi ly hôn luôn được các bên quan tâm hàng đầu, dù ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình.
Khi ly hôn thuận tình các bên có thể dễ dàng thống nhất được vấn đề tài sản. Nhưng khi ly hôn đơn phương các bên thường không hợp tác với nhau. Có không ít trường hợp ly hôn đơn phương, ngay cả việc xác định tài sản chung, tài sản riêng hoặc các khoản nợ chung, nợ riêng các bên còn không thỏa thuận được, dẫn đến việc tranh chấp chia tài sản chung kéo dài.
Sau đây Luật Thiên Thanh xin chỉ ra 05 vấn đề cần lưu ý liên quan tới chia tài sản khi ly hôn
1. Xác định tài sản chung, tài sản riêng thế nào?
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ chồng tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân, bao gồm: Thu nhập từ lao động, sản xuất, kinh doanh và các thu nhập hợp pháp khác của họ.
Khi chia tài sản chung, tài sản riêng hoặc tài sản được chia, hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của bên nào thuộc về bên đó, không được đem ra chia, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận. Khối tài sản nào còn lại mà không chia thì vẫn là tài sản chung của vợ và chồng.
Cho dù có việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại cũng không làm thay đổi hoặc chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật.
2. Người ngoại tình có bất lợi khi chia tài sản chung khi ly hôn ?
Khi ly hôn, vợ chồng có quyền tự thỏa thuận về toàn bộ vấn đề, trong đó có việc chia tài sản chung.
Trường hợp các bên không tự thỏa thuận được và yêu cầu tòa án giải quyết thì bên nào vi phạm nghĩa vụ nhân thân, tài sản dẫn đến ly hôn sẽ bị bất lợi về tài sản. Trên thực tế, nếu người chồng ngoại tình (vi phạm nghĩa vụ chung thủy) thì tòa có thể xem xét cái “lỗi” này để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người vợ và các con chưa thành niên.
3. Chia tài sản chung khi ly hôn có dựa vào công sức đóng góp của các bên ?
Để quyền lợi của phụ nữ đỡ thiệt thòi khi ly hôn, giúp họ sớm tạo lập cuộc sống mới nên tòa án sẽ cân nhắc đến công sức đóng góp của họ trong đời sống hôn nhân.
Về nguyên tắc, vợ chồng đều có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản chung, nhưng có tính đến điều kiện, công sức đóng góp của các bên trong việc hình thành và phát triển các tài sản chung của họ. Trong bất kỳ trường hợp nào, lao động của một bên vợ hoặc chồng trong gia đình (nội trợ, chăm con, trông nhà…) cũng vẫn được coi như lao động có thu nhập.
4. Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới về các khoản nợ ra sao liên quan tới chia tài sản khi ly hôn ?
Luật Hôn nhân và gia đình quy định rằng vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện, bao gồm:
Nợ phát sinh do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập giao dịch
Nợ phát sinh do vợ hoặc chồng xác lập giao dịch để phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống gia đình
Nợ phát sinh do việc quản lý, sử dụng hoặc phát triển tài sản chung
Nợ phát sinh từ việc bồi thường thiệt hại do con gây ra quy định của pháp luật
Khi chịu trách nhiệm liên đới về các khoản nợ thì vợ chồng dùng tài sản chung để xử lý.
5. Có được chia tài sản chung sau ly hôn không?
Về mặt pháp lý, sau khi ly hôn thì quan hệ vợ chồng chấm hết. Bởi việc chia tài sản chung và giao nuôi con đã được giải quyết. Trên thực tế vẫn có những trường hợp sau ly hôn mới phát hiện người chồng hoặc người vợ có tài sản giấu bên kia được tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân.
Trường hợp một bên phát hiện được bên kia có tài sản bí mật mà bên đó không chứng minh đó là tài sản riêng thì tài sản tẩu tán đó được coi là tài sản chung của vợ chồng và nếu có yêu cầu thì sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật.
6. Dịch vụ Luật Thiên Thanh cung cấp tới khách hàng
1. Luật sư tư vấn quy định và hướng dẫn giải quyết ly hôn
– Tư vấn và phân tích cơ sở pháp lý, quy định pháp luật liên quan đến ly hôn, quá trình giải quyết vụ án, vụ việc ly hôn;
– Tư vấn các hình thức ly hôn (khởi kiện ly hôn hoặc thuận tình ly hôn), quy trình và thời gian thực hiện để
bảo vệ quyền lợi;
– Tư vấn viết đơn ly hôn (Đơn ly hôn đơn phương, thuận tình ly hôn) và hướng dẫn thủ tục ly hôn tại tòa án;
– Tư vấn về các giấy tờ cần thiết để nộp hồ sơ ly hôn, chuẩn bị những chứng cứ cần để giải quyết ly hôn và hướng dẫn chuẩn bị các chứng cứ có lợi trước Tòa án;
– Đại diện thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền lợi trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Tư vấn và lên kế hoạch giải quyết ly hôn
– Luật sư tư vấn các hình thức giải quyết ly hôn (Đơn phương ly hôn hoặc Thuận tình ly hôn) để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền nuôi con, giải quyết tranh chấp về nợ chung vợ chồng .v.v;
– Tư vấn viết đơn Ly hôn và hướng dẫn thủ tục Ly hôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, đương sự khác trong vụ án, vụ việc ly hôn có tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền nuôi con, giải quyết tranh chấp về nợ chung vợ chồng .v.v;
– Nghiên cứu hồ sợ vụ việc, phân tích và tư vấn quy định về điều kiện giành quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng, quy định về phân chia tài sản chung, riêng, quy định về nghĩa vụ tài chính của vợ chồng khi ly hôn;
– Đại diện thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án, vụ việc ly hôn tranh chấp tài sản, quyền nuôi con, nợ chung… trước cơ quan có thẩm quyền.
3. Luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi trong vụ án ly hôn
– Các tranh chấp về ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
– Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
– Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; Tranh chấp về cấp dưỡng, mức cấp dưỡng;
– Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ;
– Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.
Nếu có nhu cầu hãy liên hệ với Luật Thiên Thanh để nhận được tư vấn sớm nhất:
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16, Rivergate Resident 153-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM
Hotline: 0903 217 988
Email: contact@luatthienthanh.vn