1. Quy định về khung giá bồi thường đất (Tại Điều 159 và Điều 102).
Sau khi luật đất đai sửa đổi chính thức có hiệu lực, khung giá đất và giá đền bù đất sẽ sát với giá thị trường. Cụ thể, bỏ quy định về Khung giá đất của Chính phủ ban hành 5 năm/lần, thay vào đó thì UBND cấp tỉnh sẽ công bố bảng giá đất mỗi năm 1 lần và bảng giá đất được xây dựng theo vị trí, khu vực để làm sao sát với giá thị trường nhất có thể.
Tác động: Làm tăng chi phí bồi thường tại các dự án BĐS, nhưng cũng đẩy nhanh tiến độ bồi thường của dự án.
2. Có thể trả tiền thuê đất theo từng năm thay vì trả 1 lần (Điều 120).
Tại Điều 120, bổ sung thêm một số trường hợp có thể trả tiền thuê đất hàng năm thay vì trả tiền 1 lần như đất được sử dụng với mục đích xây dựng nhà ở xã hội, thực hiện dự án sản xuất nông nghiệp, triển khai KCN và một số hoạt động sử dụng đất vào mục đích kinh doanh khác (Thương mại, văn phòng, dịch vụ du lịch, …).
Tác động: Giảm bớt áp lực áp lực tài chính trong ngắn hạn đối với doanh nghiệp phát triển BĐS KCN.
3. Người gốc Việt không có quốc tịch Việt Nam vẫn có thể sở hữu trực tiếp BĐS (Tại Điều 4 và Điều 6).
Những người đang định cư tại nước ngoài nhưng có người thân sở hữu quốc tịch Việt Nam thì được coi là người gốc Việt. Trước đó, những người không có quốc tịch Việt Nam sẽ không được phép sở hữu BĐS, nhưng sau khi luật sửa đổi BĐS có hiệu lực thì chỉ cần là người gốc Việt cũng hoàn toàn có thể tự đứng tên trực tiếp sở hữu BĐS.
Tác động: Năm 2023, kiều hối của Việt Nam đat 16 tỷ USD. Việc cho phép người gốc Việt không cần quốc tịch Việt Nam có thể sở hữu BĐS sẽ làm tăng nhu cầu sở hữu BĐS của kiều bào tại nước ngoài, từ đó tác động tích cực đến toàn bộ thị trường BĐS và cũng làm gia tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối.
4. Chủ đầu tư BĐS có vốn đầu tư nước ngoài có thể trực tiếp triển khai dự án. (Khoản 7 Điều 124)
Hiện nay, các chủ đầu tư BĐS có vốn đầu tư nước ngoài nếu muốn triển khai dự án BĐS tại Việt Nam thì bắt buộc phải liên doanh hoặc liên kết với doanh nghiệp Việt Nam. Sau khi luật đất đai sửa đổi có hiệu lực thì các chủ đầu tư BĐS có vốn nước ngoài có thể trực tiếp mua bán, chuyển nhượng và phát triển dự án.
Tác động: Đẩy nhanh tiến độ, gỡ nhiều vướng mắc pháp lý liên quan trong quá trình rót vốn, mua bán, chuyển nhượng, sáp nhập và triển khai các dự án BĐS có vốn đầu tư từ nước ngoài.
5. Đổi mới về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 60).
Tại Điều 60 Luật Đất đai sửa đổi 2024, cho phép các quy hoạch sử dụng đất được lập đồng thời, nhưng quy hoạch đất cấp cao hơn phải được phê duyệt quyết định trước quy hoạch thấp hơn. Ví dụ: Khi quy hoạch của tỉnh được phê duyệt thì quy hoạch của các dự án, khu đô thị, … trong tỉnh đó gần như sẽ được thông qua ngay lập tức.
Tác động: Tất cả các dự án BĐS đều phải nằm trong quy hoạch, do đó điều này sẽ giúp cho quy hoạch tổng thể trở nên rõ ràng hơn, từ đó rút ngắn thời gian trong việc nghiên cứu và phê duyệt quy hoạch dự án.
6. Quy định về trường hợp thu hồi đất (Điều 79).
Hiện nay, để phát triển dự án BĐS thì nhà nước sẽ cần phải thu hồi đất, rồi sau đó bàn giao lại cho doanh nghiệp. Nhưng trong luật đất đai sửa đổi 2024 thì chỉ mỗi loại hình KĐT và các công trình đầu tư công sẽ được nhà nước sẽ đứng ra thu hồi đất, còn tất cả loại hình dự án BĐS khác như chung cư, khách sạn, nhà xưởng … thì khi chủ đầu tư muốn sở hữu quỹ đất phải tự thương lượng với người dân.
Tác động: Hạn chế được xung đột xảy ra giữa chính quyền, chủ đầu tư với người dân. Nhưng điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn đối với chủ đầu tư khi phát triển các dự án trên quỹ đất mới (Trừ loại hình dự án khu đô thị).
7. Tăng thêm tiền sử dụng đất đối với các dự án chậm tiến độ (Điều 153).
Theo Điều 153 của luật đất đai sửa đổi, sẽ tăng thêm khoản phải thu từ đất như tiền sử dụng đất, thuế đất, … đối với cá dự án chậm tiến độ, không đưa đất vào sử dụng.
Tác động: Hạn chế được tình trạng đầu cơ, găm giữ đất để chờ tăng giá của các chủ đầu tư, từ đó giúp đẩy nhanh nguồn cung BĐS ra thị trường hơn.