Hiện nay có một số gia đình hiếm muộn đã nhận con nuôi về nuôi. Sau đó, họ có con và sinh con đẻ của mình. Nhiều trường hợp xảy ra con nuôi và con đẻ có tình cảm với nhau và muốn đi đến kết hôn. Vậy liệu con nuôi và con đẻ có thể kết hôn được không?
Luật Thiên Thanh sẽ giải đáp dưới bài viết!
Con nuôi là gì? Đối tượng để nhận con nuôi
Theo quy định tại khoản 3, điều 3, Luật Con nuôi 2010 : Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Tại điều 8 của Luật này cũng đã quy định về đối tượng được nhận con nuôi:
Trẻ em dưới 16 tuổi
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.”
2. Quan hệ của con nuôi với gia đình nhận nuôi
Điều 24, Luật Nuôi con nuôi 2010 đã quy định hề hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau:
– Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
– Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
– Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Như vậy, con nuôi và gia đình nhận nuôi cũng có có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Con nuôi có được kết hôn với con đẻ hay không?
Căn cứ vào điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình về quy định điều kiện kết hôn và điều 5 của Luật này quy định hành vi cấm trong hôn nhân gia đình. Theo đó, trong các hành vi cấm không có quy định về con nuôi và con đẻ nên khi đủ điều kiện kết hôn thì được kết hôn giữa con nuôi và con đẻ.
Nếu con nuôi và con đẻ đáp ứng đủ điều kiện về kết hôn và không thuộc trường hợp cấm kết hôn theo luật thì việc kết hôn giữa con nuôi và con đẻ là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16 RiverGate Residence, số 151 – 155 đường Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. HCM
Facebook: https://www.facebook.com/luatsuthuongmai
Hotline: 0903 217 988
Email: contact@luatthienthanh.vn