Quá trình tư vấn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, Luật Thiên Thanh nhận thấy có rất nhiều tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Điển hình là các tranh chấp diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp.
1. Những tranh chấp nội bộ doanh nghiệp:
Trong doanh nghiệp Việt Nam, thường xảy ra một số loại tranh chấp nội bộ doanh nghiệp có thể kể đến như:
- Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần;
- Tranh chấp trong quá trình góp vốn, định giá tài sản góp vốn, tranh chấp về thời điểm góp vốn;
- Thành viên trong công ty không góp đủ vốn như cam kết hoặc không tiến hành góp vốn;
- Tranh chấp về chuyển nhượng hoặc chào bán cổ phần, cổ phiếu giữa các thành viên;
- Tranh chấp về tư cách cổ đông công ty, tư cách thành viên và thời điểm hưởng quyền của thành viên;
- Tranh chấp trong hoạt động điều hành và quản trị doanh nghiệp;
- Tranh chấp về các Quyết định đưa ra không công bằng, Quyết định không hợp pháp;
- Không chấp nhận quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên vì quyền lợi của mình không được như mong đợi.
Pháp luật Việt Nam cũng có quy định phân chia các loại tranh chấp, theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp gồm: “Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty”.
2. Phương thức giải quyết tranh chấp
Khi phát sinh tranh chấp, điều doanh nghiệp quan tâm nhất là làm thế nào để giải quyết tranh chấp và hạn chế xảy ra tranh chấp tương tự sau này. Đối với những tranh chấp nội bộ khi xây dựng Điều lệ Doanh nghiệp các doanh nghiệp nên cân nhắc đưa điều khoản quy định về phương thức giải quyết tranh chấp.
- Phương thức thương lượng hòa giải
Thông thường thương lượng thường được chọn là phương thức giải quyết tranh chấp đầu tiên. Điều này vừa thể hiện sự thiện chí của các bên trong việc giải quyết tranh chấp vừa giúp các bên đơn giản hóa trình tự thủ tục thời gian để đạt mục đích. Phương thức tổ chức, biểu quyết, quyết định tại phương thức thương lượng sẽ được thành viên công ty quy định rõ để thống nhất một quy trình giải quyết tranh chấp chuẩn tiết kiệm tài lực, vật lực và nhân lực của công ty.
Về phương thức hòa giải, các thành viên công ty có thể thỏa thuận phương thức hòa giải giải quyết tranh chấp tại Điều lệ công ty (Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP). Đây là phương thức bảo mật, bảo đảm quyền tự quyết và giải quyết nhanh chóng cho các bên.
- Phương thức giải quyết bằng trọng tài
Giống như phương thức hòa giải, để áp dụng phương thức giải quyết bằng trọng tài, các bên phải thỏa thuận trước về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại năm 2010). Ưu điểm của phương thức là bảo mật, bảo đảm sự chủ động của các bên trong việc trình bày, đưa ra các bằng chứng chứng minh quyền và nghĩa vụ, giải quyết nhanh chóng. Khác với phương thức hòa giải, phương thức giải quyết bằng trọng tài thì vấn đề sẽ được giải quyết bằng phán quyết của trọng tài đưa ra và phán quyết này mang tính chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị.
- Phương thức giải quyết bằng tòa án
Dù cho các bên không quy định cụ thể phương thức giải quyết tranh chấp trong Điều lệ công ty thì thành viên công ty vấn có thể khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân, trừ trường cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ dưới 1% số cổ phần công ty sẽ bị hạn chế quyền khởi kiện trong một số trường hợp nhất định (Khoản 1 Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020). Bên cho rằng quyền lợi của mình vi phạm có quyền viết đơn khởi kiện gửi Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết vụ việc.
3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp:
Pháp luật tôn trọng nguyên tắc tự do kinh doanh của các doanh nghiệp chính vì vậy các doanh nghiệp được tự do lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên tuân thủ một số nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp như:
- Nguyên tắc tự định đoạt: nguyên tắc này thể hiện trước hết ở quyền tự thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp có lợi nhất và phù hợp nhất với các bên như tự thương lượng, hòa giải. Nếu như không đem lại kết quả như mong muốn thì bất kỳ bên nào cũng có quyền đưa tranh chấp ra các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: không phân biệt thành kinh tế, địa vị, số vốn, tài sản, các bên tranh chấp đều được pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Nguyên tắc hòa giải pháp luật khuyến khích các bên tự hòa giải, chỉ khi nào không hòa giải được mới nên nhờ đến các cơ quan tài phán giải quyết. Khi thụ lý vụ án các cơ quan tài phán cũng tiến hành các biện pháp hòa giải và công nhận hòa giải trước khi xét xử.
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo hạn chế quá trình sản xuất kinh doanh hoạt động kinh doanh vốn là một chu trình khép kín nên bất kỳ ở công đoạn nào xảy ra trục trặc, gián đoạn luôn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Giải quyết tranh chấp không được giải quyết nhanh chóng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sự tồn tại và phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Pháp luật vẫn luôn khuyến khích các doanh nghiệp giải quyết tranh chấp nội bộ thông qua thương lượng, hòa giải. Khi không thể giải quyết được tranh chấp nội bộ bằng các phương thức khác, doanh nghiệp sẽ chọn giải quyết tại Tòa án. Việc giải quyết tại Tòa án các bên phải tuân thủ về thẩm quyền, thủ tục, các nguyên tắc giải quyết theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
4. Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ giải quyết tranh chấp Luật Thiên Thanh gửi tới Quý Khách hàng.
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thông tin về vụ việc đưa ra phương án giải quyết tranh chấp;
Thống nhất với Quý Khách hàng về phương án giải quyết và lên kế hoạch phối hợp thực hiện;
Liên hệ, gặp gỡ với các bên liên quan để đàm phán, thuyết phục nhằm giải quyết các tranh chấp nội bộ bằng con đường thương lượng;
Tư vấn, đại diện Quý Khách hàng tham dự các cuộc họp để giải quyết tranh chấp;
Cử luật sư đại diện Quý Khách hàng thực hiện việc khởi kiện;
Tư vấn và hỗ trợ các vấn đề khác có liên quan khác.
Quý khách hàng có nhu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn:
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh : Phòng 6.16, Rivergate Resident 153-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM
Hotline : 0903 217 988
Email: [email protected]