Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc của hai vợ chồng. Trong ly hôn, thủ tục hòa giải là một phần bắt buộc để hai bên có thể thỏa thuận để giải quyết trước khi tiến hành các thủ tục pháp lý ly hôn tại Tòa. Vậy có phải lúc nào ly hôn cũng phải hòa giải?
Luật Thiên Thanh giải đáp thắc mắc
Hòa giải trong ly hôn là một phương thức hòa giải trong lĩnh vực dân sự, đặc biệt là vấn đề hôn nhân và gia đình. Qua đó, giải quyết xung đột giữa vợ chồng với nhau khi tình cảm đã rạn nứt thông qua một bên thứ ba có thể là người của cơ sở hòa giải hoặc Tòa án.
1.Phương thức hòa giải trong hôn nhân
Hiện nay, có 02 hình thức hòa giải: Hòa giải tại cơ sở và hòa giải tại Tòa án.
- Hòa giải tại cơ sở
Căn cứ Điều 52, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải tại cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải tại cơ sở
Vì vây, hòa giải tại cơ sở là thủ tục không bắt buộc mà chỉ khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết mâu thuẫn với nhau. Việc tiến hành hòa giải tại cơ sở chỉ được thực hiện khi hai bên vợ chồng có nhu cầu.
- Hòa giải tại Tòa án
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự theo Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Bên cạnh đó, Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình (khoản 2 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
Đối với hòa giải tại Tòa án thì thủ tục này bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật và các bên không thể bỏ qua giai đoạn này mà tiến đến giải quyết ly hôn và các vấn đề có liên quan.
2.Các trường hợp ly hôn không cần hòa giải
Bị đơn, người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà cố tình vắng mặt.
Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
3.Trường hợp các bên hòa giải ly hôn tại Tòa thành
Hết thời hạn 07 ngày; kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có vợ/chồng thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của hai vợ chồng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; Tòa án phải gửi quyết định đó cho hai vợ chồng và Viện kiểm sát cùng cấp.
Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
4.Trường hợp các bên hòa giải không thành
Nếu vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình; hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền; nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trường hợp còn vấn đề chưa rõ, mời anh/chị liên hệ đến số Hotline 0903217988 để được Luật sư tư vấn kịp thời và đầy đủ nhất!
Nếu có nhu cầu hãy liên hệ với Luật Thiên Thanh để nhận được tư vấn sớm nhất:
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16, Rivergate Resident 153-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM
Hotline: 0903 217 988
Email: contact@luatthienthanh.vn
Số hotline: 0903217988