Có cần quan tâm đến M&A (sát nhập và mua bán) doanh nghiệp?
Sát nhập và mua lại (M&A hay thâu tóm & hợp nhất) là một phần không thể thiếu trong bức tranh kinh doanh chiến lược và tài chính toàn cầu; nó có thể liên quan đến bất kỳ ai – Bên mua, bên bán, đối thủ cạnh tranh, nhà tư vấn (luật sư, kế toán, nhà đầu tư…).
Đã có những lúc, mua bán và sát nhập doanh nghiệp ( M&A) trở thành câu cửa miệng của giới kinh doanh quốc tế, khi mà những thương vụ đình đám diễn ra liên tiếp như một trào lưu để mở rộng hoạt động kinh doanh, thậm chí tìm kiếm lợi thế độc quyền nhóm. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bây giờ đã không dừng lại ở sản phẩm và thị trường mà còn là khả năng bành trướng, thâu tóm hoặc sát nhập với doanh nghiệp khác.
Phân loại M & A.
Cho đến nay, thậm chí vẫn còn một số nhầm lẫn về việc sử dụng thuật ngữ này. Nhiều người băn khoăn rằng liệu có phải bản chất của tất cả các cuộc sát nhập và hợp nhất đều là hoạt động mua lại hay không. Có 3 loại hình M&A chính được xác định bởi những mục tiêu khác nhau và từng loại hình này cũng có những yêu cầu khác nhau.
Sát nhập ngang là các cuộc sát nhập giữa các công ty đối thủ hoặc các công ty trong cùng một lĩnh vực hoạt động, chung một số khách hàng, nhà cung cấp cũng như các quá trình công nghiệp. Trong các giao dịch này, lãnh đạo của 2 công ty thường sẽ nắm trong tay rất nhiều thông tin về tình hình kinh doanh của nhau. Thông thường, động lực chính đằng sau các cuộc sát nhập kiểu này là nhằm tiết kiệm chi phí.
Sát nhập dọc là các cuộc sát nhập giữa bên mua và bên bán,hoặc là một sự kết hợp giữa các công ty hoạt động tại các khâu khác nhau trong cùng một lĩnh vực. Thông thường, trong sát nhập dọc, hai công ty sẽ ít có những thông tin chung hơn. Tùy thuộc vào quan điểm của từng công ty, một cuộc sát nhập dọc có thể hoặc là một sự mở rộng giật lùi, trở về đầu nguồn cung, hoặc là mở rộng tiến lên.
Sát nhập kết hợp là các cuộc sát nhập giữa các công ty hoạt động trên những lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Kiểu sát nhập này khá thịnh hành trước đây, nhưng hiện tại nó không còn nhận được sự tán thành từ phía các cổ đông và các thị trường tài chính. Tuy vậy, các cuộc sát nhập kết hợp vẫn có thể mang lại nhiều lợi ích lớn giúp họ thực hiện các giao dịch kết hợp.
Các nguyên nhân thúc đẩy giao dịch M&A?
- Xuất phát từ mong muốn tăng cường thêm sức mạnh thị trường, cải thiện tầm ảnh hưởng của công ty thông qua việc mở rộng quy mô và thị phần.
- Từ tính hiệu quả, “bằng chứng” về sức mạnh tổng hợp của 2 công ty về doanh thu và chi phí.
- Tăng hiệu quả về mặt quản lý. Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý 2 bên ngang bằng nhau.
- Mang lại những hiệu quả tổng hợp về tài chính nếu thị trường vốn nội bộ của các công ty mới sát nhập được cho là có hiệu quả hơn so với việc gây vốn từ nguồn bên ngoài.
- Một chiêu bài khác đôi khi được sử dụng là “thông tin và dấu hiệu”. Chỉ cần được nhận một lời đề nghị sát nhập, giá trị của bên bán sẽ tăng lên.
- Chủ nghĩa quản lý và quan điểm kiêu ngạo cũng có thể là các động cơ thúc đẩy giao dịch. Các lãnh đạo đều quan tâm tới quy mô (“lớn hơn=tốt hơn”), vì thế, họ thực hiện các giao dịch nhằm nâng cao quy mô của công ty, từ đó tăng cường tầm ảnh hưởng, tài chính, các đặc quyền…cho cá nhân họ.
- Đôi khi lợi ích về thuế cũng là một động lực thúc đẩy giao dịch. Tuy nhiên, đây hiếm khi là lý do duy nhất. Một cuộc sát nhập có thể đem lại những cơ hội giảm thiểu thuế suất cho các công ty.
Những sự thật không thể thay đổi về M&A?
Tuy nhiên, M & A không phải lúc nào cũng toàn màu hồng. Cũng giống như những cuộc hôn nhân, cuộc sống đằng sau M & A là một chặng đường gập ghềnh, khúc khuỷu và không ít vụ ly dị cũng nổi tiếng không kém so với “tiệc cưới” khi chúng diễn ra.
Bởi quá trình hòa nhập trọn vẹn có thể kéo dài nhiều năm, vì thế các lợi ích từ cuộc giao dịch sẽ phải đi một đoạn đường dài trước khi đến được tay những người đã dày công vun vén cho nó.
Các nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp hiện tại có thể sẽ khôn còn được quan tâm như xưa. Ngoài ra còn có khả năng bên mua đã phải bỏ ra số tiền quá lớn để thực hiện được giao dịch, lý do không chỉ vì hiệu ứng đấu giá – điều thường xảy ra khi nhiều công ty cùng để mắt tới một bên bán – mà còn bởi tâm lý chung: Bên bán lúc nào cũng mong muốn thương lượng được mức giá cao nhất có thể, trong khi đó, họ mới là những người am hiểu về công ty mình nhất, họ biết đâu là điểm yếu, đâu là tài sản có giá trị nhất của công ty. Sát nhập hay mua lại có thể là một mối đe dọa lớn đối với các cổ đông hiện tại của công ty; nhưng đó cũng có thể là một cơ hội tuyệt vời.
Bởi không thể dự đoán được kết quả chung cuộc của các giao dịch nên việc làm cần thiết là phải bước từng bước thật thận trọng trong ma trận này, và tận dụng tối đa trí thông minh của mình để tránh những nguy hiểm tiềm tàng và hiện hữu.
KẾT LUẬN
Cho dù nhìn nhận hoạt động M&A từ góc độ nào đi nữa – từ góc độ kinh tế, chiến lược, tài chính, quản lý, tổ chức hay quan điểm cá nhân – thì sát nhập vẫn là một cơ hội tốt, cho phép các công ty và tổ chức đẩy mạnh tăng trưởng và tiết kiệm chi phí, đồng thời đạt được một lợi thế cạnh tranh quan trọng và bền vững so với các đối thủ khác trên thị trường toàn cầu.
Trước xu thế các thị trường và dịch vụ mới đang được hình thành với tốc độ chóng mặt như hiện nay, sự phát triển của bối cảnh cạnh tranh cho thấy rõ tầm quan trọn của M&A nếu các công ty muốn lấp đầy các lỗ hổng về sản phẩm, thị trường và tài năng.
Luật Thiên Thanh có thể giúp gì cho bạn?
Chúng tôi xin Giới thiệu về gói dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên hỗ trợ Doanh nghiệp của bạn trong mọi thủ tục trình tự pháp lý, tham dự, điều phối, xem xét, tính toán, cân đối và quản trị rủi ro pháp lý thông qua việc xây dựng các quy chế cho cuộc họp Đại hội Đồng cổ đông.
- Tư vấn, xem xét, định hướng, đánh giá doanh nghiệp mở rộng ngành nghề kinh doanh.
- Chọn lọc các mục tiêu tiềm năng.
- Tư vấn, đánh giá lộ trình và hành lang pháp lý, chuẩn bị chiến lược M&A.
- Đánh giá, kiểm tra các vấn đề tài chính, kế toán, vốn sát nhập… thông qua công ty thanh lý và quản lý tài sản.
Chúng tôi hy vọng, bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn và Doanh nghiệp của bạn. Nếu có bất cứ câu hỏi hay nhu cầu tư vấn nào hãy liên hệ với chúng tôi.