Hiện nay chế độ thai sản đã không còn xa lạ đối với người lao động. Đây là chế độ góp phần đảm bảo thu nhập cho người lao động khi mang thai, sinh con, nuôi con, nuôi con nuôi sơ sinh và trong trường hợp người lao động thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Từ những ngày đầu thì chế độ này chỉ áp dụng cho lao động nữ nhưng hiện nay chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội đã được áp dụng cho mọi người lao động, kể cả lao động nam khi có vợ sinh con. Đối với lao động nữ thì thời gian được nghỉ chế độ thai sản cũng thay đổi theo hướng có lợi hơn cho người lao động. Vậy hãy cùng Luật Thiên Thanh tìm hiểu những thủ tục và hồ sơ để người lao động được hưởng từ chế độ thai sản.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản
Bước 1: Người lao động chuẩn bị hồ sơ cho chế độ thai sản
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con được quy định tại Khoản 1 Điều 101 Luật BHXH 2014, bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Sau khi hoàn tất hồ sơ, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động. Nếu trong trường hợp đã thôi việc trước khi sinh con thì nộp trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 3: Giải quyết chế độ thai sản.
Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mức hưởng chế độ thai sản
Mức hưởng chế độ thai sản cho mỗi lần hưởng không phụ thuộc vào số lần đã hưởng trước đó mà phụ thuộc vào căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và mức lương cơ sở áp dụng trong tháng người lao động sinh con hoặc nhận con nuôi.
1. Mức hưởng đối với lao động nữ mang thai
Mức hưởng của lao động nữ khi mang thai được tính theo công thức sau:
Mức hưởng 1 tháng với lao động nữ mang thai | = | 100% | x | mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản |
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
2. Mức hưởng với lao động nữ đi khám thai
Mức hưởng với lao động nữ đi khám thai được tính theo công thức sau:
Mức hưởng 1 ngày = Mức hưởng 1 tháng/24 ngày
3. Mức hưởng với lao động nữ sảy, nạo, hút, tránh thai
Mức hưởng với lao động nữ sảy, nạo, hút, tránh thai được tính theo công thức sau:
Mức hưởng 1 ngày = Mức hưởng 1 tháng/30 ngày
4. Mức hưởng với lao động nữ khi sinh con
Mức hưởng với lao động nữ khi sinh con được tính gồm 2 khoản theo công thức:
Trợ cấp 1 lần khi sinh = Mức lương cơ sở tại tháng người lao động sinh con x 2
Mức hưởng 1 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
5. Mức hưởng với lao động nam khi có vợ sinh con
Mức hưởng với lao động nam được tính:
Mức hưởng 1 ngày = Mức bình quân tiền lương tháng đang đóng bảo hiểm xã hội/ 24 ngày
Trợ cấp 1 lần khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội = Mức lương cơ sở tại tháng người lao động sinh con x 2
Nếu có nhu cầu hãy liên hệ với Luật Thiên Thanh để nhận được tư vấn sớm nhất:
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16, Rivergate Resident 153-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM
Facebook: https://www.facebook.com/luatsuthuongmai
Hotline: 0903 217 988
Email: contact@luatthienthanh.vn
[alo-form=2]