Với tình hình kinh tế đang phát triển như hiện nay, nhu cầu lao động nước ngoài ở Việt Nam ngày càng nhiều. Để người lao động có thể làm việc tại Việt Nam hợp pháp thì người lao động cần phải được cấp giấy phép lao động, trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động như thế nào?
Luật Thiên Thanh làm rõ vấn đề trên như sau:
Giấy phép lao động là gì ?
Hiện nay, chưa có quy định quy định cụ thể khái niệm giấy phép lao động là gì. Tuy nhiên, Giấy phép lao động là sự cho phép của nước tiếp nhận để bạn đến làm việc tại nước của họ. Hoặc có thể hiểu Giấy phép lao động là giấy tờ chứng minh sự cho phép của nước sở tại để bạn được làm việc.
Trên giấy phép lao động có ghi rõ thông tin về người lao động, bao gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu; Tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc.
Điều kiện người lao động được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam
- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
- Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Điều 154 Bộ luật Lao động năm 2019.
Bên cạnh đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Căn cứ vào Điều 11, Nghị định 152/2020/NĐ – CP quy định như sau theo đó:
- Ít nhất là 15 ngày trước khi mà ngươi lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam thì phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
- Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài thì Sở phải cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp giấy phép thì phải nêu rõ lý do và có văn bản trả lời.
Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của NSDLĐ theo Mẫu số 11/PLI.
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Phiếu lý lịch tư pháp (PLLTP) hoặc văn bản xác nhận NLĐ nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.
- Đối với NLĐ là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc thì phải có mộ trong các giấy tờ chứng minh sau:
- Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành theo quy định;
- Giấy tờ chứng minh là chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật;
- Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
- Giấy phép lái tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công nước ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ GTVT cấp cho tiếp viên hàng không;
- Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với NLĐ nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay;
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài;
- Giấy chứng nhận thành tích cao trong lĩnh vực thể thao và được Bộ VHTT&DL xác nhận đối với huấn luyện viên thể thao hoặc có tối thiểu một trong các bằng cấp như: bằng B huấn luyện viên bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) hoặc bằng huấn luyện viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên bóng đá trong nhà (Futsal) cấp độ 1 của AFC hoặc bất kỳ bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhận;
- Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.
5. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng NLĐ nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng.
7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
8. Các giấy tờ khác liên quan đến NLĐ nước ngoài trong một số trường hợp nhất định
Trường hợp còn vấn đề chưa rõ, mời anh/chị liên hệ đến số Hotline 0903217988 để được Luật sư tư vấn kịp thời và đầy đủ nhất!
Nếu có nhu cầu hãy liên hệ với Luật Thiên Thanh để nhận được tư vấn sớm nhất:
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16, Rivergate Resident 153-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM
Hotline: 0903 217 988
Email: contact@luatthienthanh.vn
Số hotline: 0903217988