Trong quá trình vận hành và phát triển doanh nghiệp việc xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp là điều không tránh khỏi. Vậy đâu là giải pháp để doanh nghiệp giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả và hợp pháp?
- Có những loại tranh chấp nào có khả năng xảy ra đối với doanh nghiệp của bạn?
Thông thường để một doanh nghiệp hoạt động phát triển thì cần chú trọng đến cả các mối quan hệ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, đối nội lẫn đối ngoại. Dù là loại hình doanh nghiệp nào thì các tranh chấp đều có khả năng xảy ra.
- Tranh chấp phổ biến thường thấy nhất chính là những tranh chấp nội bộ: Tranh chấp trong quan hệ lao động; tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông góp vốn; việc lạm dụng quyền hạn gây thiệt hại cho doanh nghiệp; tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty…
Theo khoản 4 Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 các loại tranh chấp nội bộ doanh nghiệp gồm: “ Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.”
Còn có các tranh chấp giữa doanh nghiệp với bên ngoài:
- Tranh chấp với cơ quan nhà nước: Tranh chấp các vấn đề thủ tục và quản lý thuế, bảo hiểm xã hội; vi phạm hành chính, bảo hiểm xã hội…
- Tranh chấp thương mại: Mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên như: Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; cho thuê, cho thuê mua; xây dựng; vận chuyển hàng hóa; mua bán trái phiếu, cổ phiếu; đầu tư tài chính, ngân hàng.
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Mâu thuẫn phát sinh từ hoạt động thương mại, do hành vi vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật của các bên tham gia quan hệ hợp đồng thương mại làm thiệt hại đến lợi ích của bên còn lại.
-
Nguyên nhân để xảy ra tranh chấp
Hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư khi mới thành lập đều không quan tâm tìm hiểu hết được những quy định về việc quản lý, điều hành và tổ chức nội bộ trong công ty. Nên khi mâu thuẫn xảy ra đa phần là thường không biết cách tháo gỡ và ngày càng để cho mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ trở lên gay gắt ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Cũng có những doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm tổ chức bộ máy quản lý, kiểm soát quy trình hoạt động. Thiếu kinh nghiệm dự đoán các tranh chấp, rủi do xảy ra. Công tác chuẩn bị để đàm phám, ký kết hợp đồng kém. Đội ngũ pháp chế doanh nghiệp chưa mạnh thậm chí không có…
Còn có rất nhiều những nguyên nhân khác, cả chủ quan lẫn khách quan khiến xảy ra tranh chấp doanh nghiệp. Những tranh chấp này cũng chính là những rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp phải đối diện. Vậy doanh nghiệp cần giải quyết những tranh chấp này thế nào để hạn chế được rủi ro và đúng với quy định của pháp luật.
-
Giải quyết tranh chấp doanh nghiệp thế nào
3.1 Các phương thức giải quyết tranh chấp:
Các phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm: thương lượng, trung gian hòa giải hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền hoặc đưa ra trung tâm trọng tài kinh tế đối với các tranh chấp kinh doanh thương mại.
Tùy thuộc và từng loại tranh chấp mà phương thức giải quyết cũng khác nhau
Đối với những tranh chấp thương mại như tranh chấp giữa các thành viên công ty, tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty hay tranh chấp hợp đồng kinh doanh đầu tư,… thì thẩm quyền giải quyết là tòa án hoặc trọng tài thương mại. Thông thường phương thức giải quyết được các doanh nghiệp chọn là trọng tài thương mại. Vì cách thức giải quyết nhanh gọn, chi phí rẻ, dễ thi hành án.
Đối với tranh chấp lao động thường xảy ra hai loại: tranh chấp giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động. Hoặc tranh chấp giữa tập thể lao động với người lao động. Để giải quyết tranh chấp lao động thì phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên trước. Sau đó mới được gửi yêu cầu giải quyết đến các cơ quan tổ chức có thẩm quyền. Tùy vào loại tranh chấp lao động mà thẩm quyền giải quyết sẽ khác nhau. Pháp luật đã có quy định chi tiết trong Bộ luật Lao động
3.2 Lựa chọn đơn vị hỗ trợ giải quyết tranh chấp:
Bởi những nguyên nhân như trên nên việc lựa chọn sự hỗ trợ từ công ty tư vấn luật để giải quyết tranh chấp sẽ là một giải pháp cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ được tư vấn lựa chọn ra cách giải quyết tranh chấp nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật.
Gói Dịch vụ Luật Thiên Thanh gửi tới Quý khách hàng:
– Tư vấn pháp luật liên quan tới quan hệ tranh chấp và lĩnh vực tranh chấp;
– Tư vấn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp;
– Tư vấn giải quyết tranh chấp, yêu cầu bồi thường thiệt hại;
– Đại diện khách hàng giải quyết tranh chấp, yêu cầu bồi thường thiệt hại;
– Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng tại Tòa án hoặc trọng tài thương mại.
Tại sao nên lựa chọn Luật Thiên Thanh:
- Đội ngũ luật sư Luật Thiên Thanh có kinh nghiệm trong việc tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích cho các doanh nghiệp trong các tranh chấp nội bộ, tranh chấp thương mại.
- Cung cấp dịch vụ đa dạng, từ tư vấn luật đến giải quyết tranh chấp kinh doanh
- Nhận những giải pháp pháp lý tối ưu
- Đảm bảo chất lượng dịch tốt
- Thủ tục nhanh gọn
- Chi phí dịch vụ phù hợp.
Nếu có nhu cầu hãy liên hệ với Luật Thiên Thanh để nhận được tư vấn sớm nhất:
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16, Rivergate Resident 153-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM
Hotline: 0903 217 988
Email: [email protected]