Hiện nay, tình trạng bán phá giá trên thị trường đang xuất hiện phổ biến. Việc bán phá giá chưa được quy định cụ thể về khái niệm nhưng có thể hiểu việc bán phá giá trên thị trường là doanh nghiệp bán hàng hoá ra thị trường với giá bán thấp hơn giá sản xuất.
Vậy việc bán phá giá có được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không? Khi nào bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
Thiên Thanh Law firm trả lời như sau:
Liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh về giá cả hàng hoá, khoản 6 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018 cấm:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
Có thể thấy, đây cũng là một khía cạnh của việc phá giá thị trường. Nhưng hành vi bán giá thành thấp hơn giá thành toàn bộ nhằm mục đích loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó thì bị coi là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Để xác định việc bán hàng hoá thấp hơn giá thành bình thường có phải là cạnh tranh không lành mạnh không thì cần phải xem xét mục đích mà doanh nghiệp đó hạ giá thành để bán hàng.
Nếu mục đích hạ giá thành để bán nhằm loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh mặt hàng này thì đây được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và có thể bị xử phạt.
Ngược lại, nếu hạ giá thành nhưng với mục đích khác, ngoài mục đích nêu trên thì không phải hành vi cạnh tranh không lạnh mạnh. Khoản 2 Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP có hướng dẫn các hành vi bị coi là cạnh tranh không lạnh mạnh gồm:
– Hạ giá hàng hoá tươi sống.
– Hạ giá bán hàng hoá theo chương trình khuyến mại.
– Hạ giá khi doanh nghiệp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động, thay đổi địa điểm, chuyển hướng kinh doanh, sản xuất.
– Nhằm thực hiện chính sách bình ổn giá…
Tuy nhiên, việc hạ giá này phải được niêm yết công khai, rõ ràng tại cửa hàng với các nội dung: Mức giá cũ và mới, thời gian hạ giá.
Xử phạt hành vi bán phá giá
Căn cứ Điều 21 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ như sau:
Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
- Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
Như vậy, hành vi bán phá giá dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
Đồng thời, áp dụng hình thức phạt bổ sung, gồm:
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm.
– Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.
Trường hợp còn vấn đề chưa rõ, mời anh/chị liên hệ đến số Hotline 0903217988 để được Luật sư tư vấn kịp thời và đầy đủ nhất!
Nếu có nhu cầu hãy liên hệ với Luật Thiên Thanh để nhận được tư vấn sớm nhất:
Hà Nội : Phòng 302, tầng 3, 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Phòng 6.16, Rivergate Resident 153-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TPHCM
Hotline: 0903 217 988
Email: [email protected]
Số hotline: 0903217988