I, “Thương hiệu” là gì?
– Thương hiệu là biểu tượng, nhãn hiệu, tên, từ hoặc câu mà các công ty sử dụng để phân biệt sản phẩm của họ với những người khác. Một sự kết hợp của một hoặc nhiều yếu tố có thể được sử dụng để tạo ra một bản sắc thương hiệu. Bảo vệ pháp lý cho một thương hiệu được gọi là nhãn hiệu.
II, Một số khái niệm cơ bản về “Thương hiệu”:
– Brand – thương hiệu: đó là hình ảnh, cảm xúc, thông điệp mà mọi người nghĩ tới ngay lập tức khi nói đến một công ty hoặc một sản phẩm.
– Brand association – Sự liên tưởng đến thương hiệu: Những liên tưởng về một thuộc tính mang tính tích cực mà mọi người hay nghĩ tới khi nghe hoặc nhìn tên một thương hiệu nào đó. Ví dụ: mọi người sẽ cảm thấy “đẳng cấp” hơn khi nghĩ đến apple. Hoặc khi nghe quảng cáo nước hoa của Channel, mọi người sẽ cảm nhận được dòng sản phẩm “hạng sang”, “quyến rũ” đầy lôi cuốn trong sản phẩm nước hoa của hãng này. Tương tự vậy, sự “quyến rũ” ở đây chính là “brand association”.
– Brand name – Tên thương hiệu: Đó là một từ hay một cụm từ mà công ty hay doanh nghiệp lựa chọn để đặt tên cho thương hiệu của mình. Những tên thương hiệu khá nổi tiếng và trở nên quen thuộc như: Apple, McDonald’s, Starbuck, …
– Brand personality – Tính cách của thương hiệu: là những ý nghĩa gợi cảm xúc của thương hiệu được công ty sử dụng như một hình ảnh đại diện.Ví dụ: Omo lấy hình ảnh của vết bẩn và dòng chữ OMO trên đó với ý nghĩa giống như slogan của nhãn hiệu này “ngại gì vết bẩn”. Hay Apple với hình ảnh quả táo cắn dở, với ý nghĩa tìm kiếm sự hoàn hảo, như một thông điệp để nhắc nhở nhân viên phải luôn sáng tạo.
– Logo:là một thiết kế đồ họa đặc biệt của một thương hiệu, để phân biệt giữa các công ty hoặc sản phẩm khác nhau. Ví dụ như logo Omo là hình ảnh vết bẩn và chữ Omo; logo Apple là hình ảnh quả táo cắn dở; logo McDonald’s là hình ảnh chữ M lớn và dòng chữ McDonald’s,…
– Positioning – Vị thế: Vị thế của một công ty hoặc một sản phẩm trên thị trường được hiểu là định hướng kinh doanh của công ty, sản phẩm chính của công ty, lợi ích của sản phẩm đối với xã hội, những ưu thế của sản phẩm so với các sản phẩm cùng ngành. Ví dụ Vinamilk khẳng định vị thế thương hiệu quốc gia của Việt Nam hội nhập toàn cầu, là một trong những nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam.
– Tagline: là những cụm từ hoặc câu có ý nghĩa, dễ nhớ, nhằm mô tả rộng hơn về sản phẩm hoặc thương hiệu, có thế được đặt bên dưới logo. Ví dụ tagline dễ nhớ của Viettel: “Hãy nói theo cách của bạn”, tagline của Mobifone:”Mọi lúc mọi nơi”, tagline của Vinaphone: “Không ngừng vươn xa”, tagline Café Trung Nguyên: “Khơi nguồn sáng tạo”.
III, Tầm quan trọng của thương hiệu
– Thương hiệu được xem là một trong những tài sản quý giá nhất của công ty. Nó đại diện cho bộ mặt doanh nghiệp, logo, khẩu hiệu dễ nhận biết hoặc đánh dấu sự cộng tác của công ty với đối tác. Trong thực tế, công ty thường được khách hàng nhận diện và gọi bằng tên thương hiệu. Và từ đó, tên thương hiệu và tên doanh nghiệp trở thành một và hoàn toàn giống nhau. Thương hiệu của công ty mang theo nó một giá trị tiền tệ trên thị trường chứng khoán (nếu công ty niêm yết), ảnh hưởng đến giá trị cổ đông khi nó tăng và giảm. Vì những lý do này, điều quan trọng là phải duy trì tính toàn vẹn của thương hiệu.
- Xây dựng giá trị thương hiệu
– Khi một công ty quyết định brainstorm và công bố hình ảnh thương hiệu, trước tiên nó phải xác định nhận diện thương hiệu hoặc cá tính doanh nghiệp muốn được xây dựng và công nhận. Ví dụ: biểu trưng của công ty thường kết hợp thông điệp, khẩu hiệu hoặc sản phẩm mà công ty cung cấp. Mục đích là làm cho thương hiệu đáng nhớ và lôi cuốn người tiêu dùng. Công ty thường tư vấn cho một công ty thiết kế hoặc đội ngũ thiết kế để đưa ra ý tưởng cho các khía cạnh hình ảnh của một thương hiệu, chẳng hạn như logo hoặc biểu tượng. Một thương hiệu thành công miêu tả chính xác thông điệp hoặc cảm thấy công ty đang cố gắng vượt qua và kết quả nhận thức về thương hiệu, hoặc công nhận sự tồn tại của thương hiệu và những gì nó mang lại. Mặt khác, một thương hiệu không hiệu quả thường là kết quả của việc truyền thông sai lệch.
– Một khi một thương hiệu đã tạo ra tình cảm tích cực đối với các đối tượng khách hàng mục tiêu, công ty được cho là đã xây dựng thành công về sở hữu thương hiệu. Một số ví dụ về các công ty có vốn chủ sở hữu thương hiệu – sở hữu các thương hiệu sản phẩm rất dễ nhận biết – là Microsoft, Coca-Cola, Ferrari, Apple và Facebook.
– Nếu được thực hiện đúng cách, thương hiệu sẽ góp phần tăng doanh thu không chỉ cho sản phẩm cụ thể đang được bán mà còn cho các sản phẩm khác được bán bởi cùng một công ty. Một thương hiệu tốt tạo niềm tin vào người tiêu dùng và sau khi có trải nghiệm tốt với một sản phẩm, người tiêu dùng có nhiều khả năng thử một sản phẩm khác có liên quan đến cùng một thương hiệu. Hiện tượng này thường được gọi là lòng trung thành thương hiệu.
- Điều gì hình thành nên thương hiệu?
Như chúng ta tìm hiểu ở các mục trên, thương hiệu là cảm nhận của khách hàng về một sản phẩm, công ty hay dịch vụ. Nhưng những cảm nhận đó cần hình thành qua thời gian, vậy đối với những sản phẩm, dịch vụ hay giải pháp mới ra đời khách hàng chưa hề được khách hàng biết tới, chưa được đánh giá trên thị trường thì chưa được coi là thương hiệu.
Vậy sự hình thành cảm nhận của khách hàng về một thương hiệu sẽ trải qua những yếu tố tương tác dưới đây:
– Trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ:
Trải nghiệm với sản phẩm, đó là khi khách mua hàng về dùng thử và cảm nhận. Trải nghiệm với dịch vụ là khi khách tự mình sử dụng trải qua dịch vụ đó. Với công ty, trải nghiệm chính là quá trình hợp tác, làm ăn theo năm tháng.
– Trải nghiệm khi tiếp xúc, tương tác với nhân viên:
Ngoài việc cảm nhận khi trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ, cảm nhận của khách về một thương hiệu còn hình thành từ những lần trao đổi, tương tác với chính nhân viên của thương hiệu đó. Cách thức thể hiện, thái độ của nhân viên cũng góp phần đem lại cảm nhận của khách về thương hiệu rõ ràng hơn.
– Trải nghiệm thông qua các hoạt động marketing và truyền thông.
Hoạt động marketing là những thông điệp mà thương hiệu chủ động sáng tạo thực hiện nhằm đem đến cho khách hàng những cảm nhận tích cực về thương hiệu đó. Các hoạt động càng phổ biến, lan rộng, sẽ càng thu hút được khách hàng, góp phần làm cho thương hiệu được biết đến rộng rãi và ấn tượng hơn. Không tự nhiên mà các quảng cáo TVC hay quảng cáo Facebook liên tục lặp lại các hình ảnh truyền bá thông điệp của các thương hiệu. Mục đích chính là để thương hiệu luôn lặp lại trong tâm trí khách hàng và dần trở nên quen thuộc.
– Vậy để xây dựng thương hiệu tốt cần hình thành cảm nhận của khách hàng về thương hiệu qua thời gian, qua các trải nghiệm sử dụng, trải nghiệm tương tác và các hoạt động truyền thông tích cực.
- Vai trò của thương hiệu trong kinh doanh
– Thứ nhất, việc xây dựng một thương hiệu tốt không chỉ định hình phong cách, hình ảnh của doanh nghiệp mà còn tạo uy tín cho sản phẩm. Điều này sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, tăng lợi nhuận và tính cạnh tranh.
– Thứ hai, việc xây dựng thương hiệu mạnh giúp lượng khách hàng hiện tại ổn định hơn. Lý do là khi người tiêu dùng có niềm tin vào sản phẩm, sẽ yên tâm sử dụng hơn và đồng thời trung thành với sản phẩm. Điều này tạo nên tính ổn định lượng khách hàng hiện tại. Ngoài ra, nó giúp thương hiệu thu hút khách hàng tiềm năng, giúp cho việc mở rộng thị trường rộng rãi hơn.
– Thứ ba, xây dựng thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp có thế đứng, vị trí vững chắc trong các cuộc cạnh tranh của thị trường về giá, vốn đầu tư và cả thu hút nhân tài về với mình. Điều này khá dễ hiểu, bởi lẽ sẽ có rất ít các nhà đầu tư dám liều lĩnh và mạo hiểm khi đầu tư vào một doanh nghiệp chưa có thương hiệu, chưa có tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường.
Ngoài ra, khi thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ, sẽ chống lại được sự tranh chấp về thương mại, tránh được việc đối thủ làm hàng “nhái”, hàng giả để chơi xấu.
– Thứ tư, thương hiệu chính là yếu tố chính trong việc quyết định lựa chọn mua sắm hiện nay. Nguyên nhân chính là nhu cầu và mức thu nhập của người tiêu dùng ngày càng cao, nhận thức về thương hiệu của người Việt Nam cũng được nâng cao. Bởi vì khi mua hàng thương hiệu, họ có cảm giác an tâm về chất lượng sản phẩm, xuất xứ, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và giảm rủi ro.
– Thứ năm, thương hiệu của doanh nghiệp còn là tài sản quốc gia. Trong thời buổi hội nhập thị trường quốc tế, thương hiệu hàng hóa cũng gắn với hình ảnh quốc gia. Một quốc gia có nhiều thương hiệu nổi tiếng, thì vị thế quốc gia càng được khẳng định, khả năng cạnh tranh nền kinh tế càng lớn. Ví dụ khi nói đến Toyota, Toshiba ai cũng biết đó là sản phẩm nổi tiếng của Nhật. Hay nói đến Apple, Starbuck ai cũng biết sản phẩm đến từ Hoa Kỳ.
Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ trực tiếp qua:
Hotline: 0903217988
Email: [email protected]
Văn phòng Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh:
Phòng 302, tầng 3, số 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội.