Các tranh chấp mà một doanh nghiệp, tổ chức có thể gặp phải trong quá trình vận hành có thể kể đến như:
– Tranh chấp nội bộ: Tranh chấp hợp đồng lao động, tranh chấp giữa các thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn; việc lạm dụng quyền hạn gây thiệt hại cho doanh nghiệp…Hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư khi mới thành lập đều không quan tâm tìm hiểu đến những quy định về việc quản lý, điều hành và tổ chức nội bộ trong công ty. Nên khi mâu thuẫn xảy ra đa phần là thường không biết cách tháo gỡ và ngày càng để cho mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ trở lên gay gắt ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.
– Tranh chấp với cơ quan nhà nước: Tranh chấp các vấn đề thủ tục và quản lý thuế, bảo hiểm xã hội, vi phạm hành chính, bảo hiểm xã hội…
– Tranh chấp với bên ngoài: Tranh chấp hợp đồng kinh doanh – đầu tư – thương mại, tranh chấp sở hữu trí tuệ, nợ xấu…
Các phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm: thương lượng, trung gian hòa giải hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền hoặc đưa ra trung tâm trọng tài kinh tế đối với các tranh chấp kinh doanh thương mại.
Gói Dịch vụ Luật Thiên Thanh gửi tới Quý khách hàng:
– Tư vấn pháp luật liên quan tới quan hệ tranh chấp và lĩnh vực tranh chấp;
– Tư vấn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp;
– Tư vấn giải quyết tranh chấp, yêu cầu bồi thường thiệt hại;
– Đại diện khách hàng giải quyết tranh chấp, yêu cầu bồi thường thiệt hại;
– Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng tại Tòa án hoặc trọng tài thương mại.